Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
SỮA VÀ CÁC SẢN PHẨM SỮA – CHUẨN BỊ MẪU THỬ VÀ CÁC DUNG DỊCH PHA LOÃNG ĐỂ KIỂM TRA VI SINH
Milk and milk products – Preparation of test samples and dilutions for microbiological examination
Lời nói đầu
TCVN 6263 : 1997 hoàn toàn tương đương với ISO 8261 : 1989 (E)
TCVN 6263 : 1997 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ va Môi trường ban hành.
Tiêu chuẩn này quy định chung cho việc chuẩn bị:
- mẫu thử;
- các dung dịch pha loãng ban đầu và;
- các dung dịch pha loãng tiếp theo để kiểm tra vi sinh trong sữa và sản phẩm sữa.
ISO 707 Sữa và các sản phẩm sữa – Các phương pháp lấy mẫu
Áp dụng các định nghĩa sau đây cho tiêu chuẩn này:
3.1. Dung dịch pha loãng ban đầu (huyền phù ban đầu): là huyền phù, dung dịch hoặc nhũ tương thu được sau khi cân hoặc đong sản phẩm cần kiểm tra (hoặc mẫu được lấy từ sản phẩm) đã được trộn, với một lượng chất lỏng lớn gấp chín lần để pha loãng (chất pha loãng, xem điều 5), nếu cần thì dùng máy trộn và phải tuân thủ các quy định thích hợp (xem điều 8), nếu có các hạt to thì để chúng lắng xuống.
Chú thích – Trong một số trường hợp, đặc biệt đối với các sản phẩm cho huyền phù ban đầu 1 + 9 rất quánh hoặc quá đặc, phải cho thêm dịch pha loãng. Trong một số trường hợp khác, đối với các kết quả thử liên quan đến các chuẩn mực yêu cầu, có thể cần dung dịch pha loãng ban đầu 1 + 9 đậm đặc hơn. Các yếu tố này cần phải đạt được tính đến trong những thao tác tiếp theo và/hoặc trong biểu thị kết quả.
3.2. Các dung dịch pha loãng thập phân tiếp theo: Các chất huyền phù, các dung dịch hoặc các thể nhũ tương thu được bằng cách trộn một thể tích chính xác của dung dịch pha loãng ban đầu (3.1), với thể tích chất pha loãng lớn gấp chín lần (xem chú thích trong 3.1) và bằng cách lặp lại các thao tác này với mỗi lần pha loãng như vậy cho đến khi thu được các dãy dung dịch pha loãng thập phân thích hợp cho việc nuôi cấy trong môi trường nuôi cấp.
Chuẩn bị dung dịch pha loãng ban đầu (huyền phù ban đầu) (3.1) và, nếu cần, chuẩn bị các dung dịch pha loãng thập phân tiếp theo (3.2) để giảm bớt số lượng vi sinh vật có trong một đơn vị thể tích để thuận tiện cho việc kiểm tra vi sinh.
5.1. Nguyên liệu chính
Để làm tăng độ tái lập của kết quả, nên sử dụng các thành phần chính khô, hoặc các môi trường hoàn chỉnh khô để chuẩn bị các chất pha loãng và các môi trường nuôi cấy. Cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của nhà sản xuất.
Các hóa phẩm sử dụng phải đạt chất lượng phân tích.
Nước sử dụng phải là nước được cất bằng dụng cụ thủy tinh, hoặc nước đã khử ion. Nước này không được chứa các chất có thể ức chế sự sinh trưởng của các vi sinh vật trong các điều kiện thử đã nêu. Điều này phải được kiểm tra định kỳ, đặc biệt khi sử dụng nước khử ion.
Chú thích: Các thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của nước dùng trong kiểm tra vi sinh đã được công bố trong Marth, E.H., Các phương pháp chuẩn để kiểm tra các sản phẩm sữa, xuất bản lần thứ 15, 1984 Washhington, D.C., USA: Hiệp hội Y tế Mỹ.
Sử dụng các dung dịch natri hidroxit và axit clohidric (khoảng 0,1 mol/l) để điều chỉnh pH của chất pha loãng và môi trường.
5.2. Chất pha loãng dùng cho các mục đích chung
5.2.1. Dung dịch pepton/muối
Thành phần
Pepton 1,0g
Natri clorua (NaCl) 8,5g
Nước 1000 ml
Hòa tan các thà
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6842:2001 (ISO 8967 : 1992) về sữa bột và sản phẩm sữa bột - xác định mật độ khối do oa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6836:2001 (ISO 8069 : 1986) về sữa bột - xác định hàm lượng axit lactic và lactat - phương pháp enzym
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6270:1997 (ISO 6732 : 1985 (E)) về sữa và các sản phẩm sữa – xác định hàm lượng sắt – phương pháp quang phổ (phương pháp chuẩn) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6400:2010 (ISO 707:2008/IDF 50:2008) về Sữa và các sản phẩm sữa - Hướng dẫn lấy mẫu
- 1Quyết định 1097/QĐ-BKHCN năm 2007 về việc hủy bỏ 28 tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6842:2001 (ISO 8967 : 1992) về sữa bột và sản phẩm sữa bột - xác định mật độ khối do oa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6836:2001 (ISO 8069 : 1986) về sữa bột - xác định hàm lượng axit lactic và lactat - phương pháp enzym
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6270:1997 (ISO 6732 : 1985 (E)) về sữa và các sản phẩm sữa – xác định hàm lượng sắt – phương pháp quang phổ (phương pháp chuẩn) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6262-2:1997 (ISO 5541 – 2 : 1986 (E)) về sữa và các sản phẩm sữa - định lượng coliform do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6263:2007 (ISO 8261:2001) về Sữa và sản phẩm sữa - Hướng dẫn chung về chuẩn bị mẫu thử, huyền phù ban đầu và dung dịch pha loãng thập phân để kiểm tra vi sinh vật
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6400:2010 (ISO 707:2008/IDF 50:2008) về Sữa và các sản phẩm sữa - Hướng dẫn lấy mẫu
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6263:1997 (ISO 8261 : 1989 (E)) về sữa và các sản phẩm sữa – chuẩn bị mẫu thử và các dung dịch pha loãng để kiểm tra vi sinh do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6263:1997
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1997
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra