Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6035 : 1995

ISO 4912 : 1981

VẬT LIỆU DỆT - XƠ BÔNG - XÁC ĐỊNH ĐỘ CHÍN BẰNG KÍNH HIỂN VI

Textiles - Cotton fibres - Evaluation of maturity - Microscopic method

0. Giới thiệu

Thuật ngữ “độ chín xơ bông” thường được sử dụng để biểu thị mức độ phát triển của thành xơ. Đối với những xơ bông có cùng chiều dài và đường kính, những xơ bông nào chín hơn (thành xơ dày) thường có ít kết, màu sáng hơn và khả năng ngấm thuốc nhuộm sâu hơn so với những xơ không chín (thành xơ mỏng).

Những xơ không chín thường có những đặc tính sau:

1) dễ bị đứt trong quá trình gia công;

2) chúng có xu hướng dễ tạo kết;

3) chúng có xu hướng quấn vào xung quanh lá, hạt, tạp vì vậy mà tách chúng ra rất khó khăn và làm tăng tỉ lệ xơ phế;

4) chúng gây ảnh hưởng xấu tới ngoại quan của sợi;

5) chúng làm cho nhuộm khó đều màu.

Do xơ bông biến đổi ở cả độ dầy thành xơ và đường kính xơ, độ chín xơ bông tốt nhất được đặc trưng bằng tỉ số hay bằng phần trăm trung bình xơ chín biểu thị bằng độ dầy trung bình của thành xơ mà không phụ thuộc vào đường kính của nó. Những giá trị trên được xác định bằng cách so sánh bằng mắt giữa chiều dầy thành xơ với chiều rộng lớn nhất của xơ sau khi những xơ đó đã bị trương nở trong dung dịch xút 18% (m/m).

Phương pháp xác định độ chín xơ bông này là một phương pháp đo gián tiếp vì phép đo độ dầy thành xơ trực tiếp quá khó khăn, đòi hỏi khả năng xét đoán và có kinh nghiệm và nó chỉ thích hợp đối với mục đích nghiên cứu thông thường.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui đinh phương pháp xác định độ chín của xơ bông nguyên liệu hoặc những xơ lấy từ chế phẩm bông chưa qua quá trình gia công hóa học

Tiêu chuẩn này áp dụng để thử những mẫu lấy ngẫu nhiên. Trong phụ lục B có mô tả các phương pháp khác để lấy mẫu: trên cơ sở phân xơ thành biểu đồ phân bố theo số lượng hoặc phân bố theo khối lượng, nhưng đánh giá độ chín của xơ bông sẽ kém chính xác hơn từ mẫu lấy bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 1748 - 1991 (ISO 139) Vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử.

ISO 1130 - Xơ dệt - Một số phưong pháp lấy mẫu để thử.

3. Các định nghĩa

Đối với tiêu chuẩn này, những định nghĩa sau đây sẽ được sử dụng:

3.1. Trường hợp  - Tỉ số độ chín

3.1.1. Xơ chết: là những xơ sau khi trương nở, độ dầy thành xơ bằng hoặc nhỏ hơn 1,5 bề rộng lớn nhất của xơ

Xơ chết có những dạng rất khác nhau; từ những            dạng phẳng không có vòng xoắn hay chỉ hơi xoắn nhẹ hoặc không có thành xơ (hình 2) cho tới những dạng xoắn nhiều hơn và thành xơ phát triển hơn (hình 1).

3.1.2. Xơ bình thường: là những xơ sau khi bị trương nở có dạng như cái gậy, với rãnh xơ không liên tục, các xơ bình thường không có các vòng xoắn xác định rõ ràng (hình 5 và hình 6).

3.1.3. Xơ có thành mỏng: là những xơ khi trương nở không thể xếp chúng vào nhóm xơ trung bình hoặc nhóm xơ chết (hình 3 và hình 4).

3.1.4. Độ dầy thành xơ: là tỉ số giữa diện tích mặt cắt ngang thành xơ với diện tích của một hình tròn có chu vi bằng chu vi xơ.

3.1.5. Tỷ số độ chín: là tỉ số giữa độ dầy thành xơ và độ dầy chuẩn được lấy bằng 0,577.

3.2. Trường hợp 2 - Phần trăm xơ chín

3.2.1. Xơ không chín: là xơ sau khi đã trương nở có dạng hoặc là hơi xoắn (hình 8) hoặc thẳng, có thành mỏng và gần như trong suốt (hình 9).

Độ dầy thành xơ nhỏ hơn 1/4 bề rộng lớn nhất của xơ.

3.2.2. Xơ chín: là những xơ có tế bào thành xơ đã phát triển đầy đủ, sau khi bị trương nở chúng sẽ không còn xoắn và hầu hết có dạng hình gậy (hình 7).

Độ dầy thành xơ ≥ 1/4 bề rộng lớn nhất của xơ.

3.2.3. Phần trăm xơ chín: phần trăm trung bình xơ chín trong một mẫu trên tổng số xơ.

4. Dụng cụ và thuốc thử

Chú thích - Ảnh và các mẫu bông chuẩn rất có ích trong việc thực hành và kiểm tra các phép thử (xem phụ lục A về nguồn gốc của các mẫu thử này).

4.1. Kính hiển vi hoặc kính phóng đại được lắp với bàn soi kính chuyển động bằng cơ học và tụ sáng ở phía dưới bàn soi có độ phóng đại 400 lần, dụng cụ này được trang bị thêm một thiết bị để quan sát như là bộ phận phát sáng hoặc tấm chắn mờ màu trắng. Cần phải dùng các bộ phận đo sao cho phù hợp với nhau để đạt được độ phóng đại của kính hiển vi hoặc kính phóng đại là 150 lần.

4.2. Các kính tải, các kính đậy, que thuỷ tinh, kim phân tách.

4.3. Máy

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6035:1995 (ISO 4912 : 1981) về Vật liệu dệt - Xơ bông - Xác định độ chín bằng kính hiển vi

  • Số hiệu: TCVN6035:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1995
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản