Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5658 : 1999

Ô TÔ - HỆ THỐNG PHANH - YÊU CẦU AN TOÀN CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Automobiles - Braking systems - General safety requirements and testing methods

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định về an toàn chung và phương pháp thử áp dụng cho hệ thống phanh của ô tô từ loại M1 đến N3 đang lưu hành.

1.2. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho phanh ô tô kéo moóc, ô tô có vận tốc lớn nhất không quá 20 km/h, ô tô ba bánh với khối lượng toàn tải không lớn hơn 1 tấn.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

2.1. Hệ thống phanh chính: hệ thống phanh dùng để làm giảm vận tốc hoặc dừng hẳn ô tô trong mọi trường hợp.

2.2. Hệ thống phanh đỗ: hệ thống phanh dùng để giữ ô tô khi đỗ trên đường bằng hoặc dốc trong thời gian dài mà không cần sự hỗ trợ của người lái.

2.3. Hệ thống phanh dự phòng: hệ thống phanh được sử dụng trong trường hợp hệ thống phanh chính có sự cố.

2.4. Hệ thống phanh bổ trợ: hệ thống phanh có khả năng phanh ô tô trong một thời gian dài, hệ thống phanh này dùng để duy trì vận tốc ô tô khi đi trên các dốc dài.

2.5. Toàn tải: trạng thái ô tô có khối lượng lớn nhất khi chở hàng hoặc người do cơ sở sản xuất quy định.

2.6. Không tải: trạng thái của ô tô không chở hàng trong điều kiện thùng nhiên liệu chứa ít nhất 90 % dung tích cùng với chất lỏng làm mát, dầu bôi trơn, dụng cụ đồ nghề và bánh xe dự phòng. Cho phép tăng thêm 200 kg so với tổng khối lượng trên (khối lượng của một người lái, một người phụ và trang bị phụ khác).

2.7. Chất lượng phanh bao gồm hiệu quả phanh và tính ổn định hướng của ô tô khi phanh. Hiệu quả phanh được đánh giá qua một trong các chỉ tiêu: quãng đường phanh, gia tốc chậm dần khi phanh, lực phanh tác dụng ở các bánh xe. Tính ổn định hướng của ô tô khi phanh được đánh giá qua góc lệch quỹ đạo chuyển động của ô tô g khi phanh.

2.8. Quãng đường phanh Sp: quãng đường mà ô tô được từ lúc bắt đầu tác dụng lên bộ phận điều khiển phanh đến lúc xe dừng lại.

2.9. Gia tốc chậm dần J: giá trị trung bình của gia tốc trong thời gian phanh ổn định (tức khoảng thời gian trong đó gia tốc chậm dần thay đổi không đáng kể).

2.10. Phanh ở trạng thái nguội tức khi phanh nhiệt độ đo được trên đĩa phanh hoặc ngoài tang phanh không quá 100 0C.

2.11. Góc lệch quỹ đạo chuyển động của ô tô g khi phanh: góc hợp bởi đường trục dọc của ô tô trước khi phanh và sau khi phanh.

2.12. Thời gian chậm tác dụng khi phanh t0: khoảng thời gian từ lúc người lái bắt đầu tác động vào bộ phận điều khiển cho đến khi phanh bắt đầu có tác dụng (có lực phanh hoặc gia tốc chậm dần).

2.13. Lực phanh riêng pp: tỉ số giữa tổng lực phanh trên tất cả các bánh xe và trọng lượng của ô tô khi thử

Trong đó:

åPp là tổng lực phanh tác động lên các bánh xe;

G là trọng lượng của ô tô khi thử.

2.14. Hệ số không đều của lực phanh Kd được xác định riêng cho từng trục theo công thức:

Trong đó:

là lực phanh tác dụng lên bánh xe bên phải;

 là lực phanh tác dụng lên bánh xe bên trái;

Pmax là lực phanh lớn nhất trong số  và .

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5658:1999 về Ô tô - Hệ thống phanh - Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN5658:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản