TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
QUẢ CỦA GIỐNG CAM QUÝT
Citrus fruits
Guide to storage
Tiêu chuẩn này quy định các điều kiện giữ gỡn cỏc nhóm quả của giống cam quýt sau đây trong bảo quản có hoặc không làm lạnh trong các kho hay trong các thiết bị vận chuyển khác nhau (như thùng chứa, toa xe lửa, xe vận tải hay tàu biển).
- Cam: Citrus sinensis (Linnaeus) Osbeck;
- Quýt: Citrus reticulata Blanco;
- Chanh: Citrus limon (Linaeus) N.L.Burman;
- Bưởi: Citrus paradisi Macfadyen;
- Chanh cốm: Citrus aurantifolia (Christmarn) Swinglli;
Các thông tin chi tiết về các cây trồng trong các nhóm khác nhau được ghi ở phụ lục 1 và 2.
Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 3631-1973.
1- Điều kiện thu hạch và đưa vào kho
1.1. Các "thứ" (các nhóm cây trồng).
Tiêu chuẩn này liên quan tới quả tươi để bảo quản và thuộc các "thứ" được liệt kê trong phụ lục 1.
1.2. Thu hoạch.
Quả phải được thu hái khi đạt đến giai đoạn chín thích hợp cho việc tiêu thụ. Việc thu hoạch có thể tạm thời bị gián đoạn khi các điều kiện thời tiết (mưa,…) có thể có ảnh hưởng xấu tới chất lượng bảo quản.
Quả thu nhặt trên mặt đất thường bị nhiễm phytophthora vì vậy không nên thu nhặt các quả rơi rụng.
Các căn cứ của độ chín thường là:
- Hàm lượng nước quả, tính theo phần trăm khối lượng (hàm lượng nước quả có thể thay đổi đôi chút do kết quả của các điều kiện và thời hạn bảo quản);
- Mùi vị;
- Độ axit hay tỉ số:
Các giá trị được chấp nhận ở hai căn cứ cuối tuỳ thuộc vào các "thứ" xem xét và vào các điều kiện sinh thái. Cho nên chúng chỉ được xem xét đến trong quan hệ với "thứ" và vùng sản xuất cụ thể. Phải tham khảo các tài liệu chuyên môn được ban hành về đề tài này cho các vùng sản xuất khác nhau.
1.3. Đặc trưng cho chất lượng bảo quản.
1.3.1. Điều kiện của quả lúc thu hoạch.
Quả định bảo quản phải sạch, chắc và không bầm dập (hư hỏng do móng tay người hái, các lỗ châm do côn trùng, các vết thâm…); không có dấu hiệu về rối loạn nấm mốc hay sinh lý. Cuống quả còn giữ được đài hoa, trừ ở các vùng ẩm quả có thể bị rụng cuống.
Không nên dấm bằng etylen đối với quản định bảo quản dài hạn. Việc xử lý này thúc đẩy sự phát triển sinh lý của quả và giảm thời gian bảo quản, nếu đã rấm thì phải lưu ý khách hàng tiêu thụ. Quả rấm bằng etylen có thể được đóng gói không có cuống.
1.3.2. Xử lý quả.
1.3.2.1. Sau khi chọn lần thứ nhất các loại lá, cành, các quả bị hỏng (như các quả bị thối hay bị nhiễm nặng phytophthora), quả được phun rửa (giảm nguy cơ nhiễm bệnh) hay được nhúng vào trong các bồn nước. Sau có được tráng sạch, cọ và xử lý nấm mốc. Cách xử lý này phải được áp dụng càng nhanh càng tốt sau khi thu hoạch. Đối
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5066:1989 (ISO 3631-1978)
- Số hiệu: TCVN5066:1989
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1989
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực