Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
BỘT GIẤY – XÁC ĐỊNH ĐỘ KHÔ
Pulps – Determination of dry matter content
(Soát xét lần 1 - Thay thế TCVN 4407 - 1987)
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ khô của bột giấy ẩm hoặc khô gió không chứa một lượng đáng kể các chất có khả năng bay hơi tại nhiệt độ sử dụng để sấy khô ( trừ nước). Phương pháp này được dùng để xác định độ khô của các mẫu bột giấy được lấy để thử các tính chất hóa học và vật lý trong phòng thí nghiệm.
Phương pháp này không áp dụng để xác định độ khô của bột giấy ở dạng nhão hoặc xác định khối lượng thương phẩm ở lô bột giấy.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau:
2.1 Độ khô: (dry matter content)
Độ khô của bột giấy là tỷ số giữa khối lượng của mẫu thử sau khi sấy khô tới lhối lượng không đổi tại nhiệt độ 105oC ± 2oC trong điều kiện xác định và khối lượng của nó tại thời điểm lấy mẫu. Độ khô được biểu thị bằng phần trăm.
3.1 Cốc cân: Được làm bằng thủy tinh có nắp đậy khít với dung tích khỏang 50ml.
3.2 Tủ sấy: Có khả năng duy trì được nhiệt độ 105oC ± 2oC và có quạt gió thích hợp.
3.3 Cân: Có độ chính xác đến 0,001g.
3.4 Bình hút ẩm
Cắt hoặc xé mẫu bột giấy thành các mảnh nhỏ có kích thước phù hợp. Để giữ trong túi nilon hoặc bình có nút kín để độ ẩm của mẫu không thay đổi.
Tất cả các phép cân đều lấy chính xác tới 0,001g. Cân khỏang 10g bột giấy trong cốc cân (3.1) đã sấy khô và biết khối lượng. Sau đó mở nắp cốc cân và đặt cả cốc cân và nắp vào tủ sấy (3.2), sấy ở nhiệt độ 105oC ± 2oC với thời gian đủ để đạy khối lượng không đổi ( xem chú thích). Mẫu thử được coi là đạt khối lượng không đổi, khi chênh lệch giữa hai lần cân liên tiếp không lớn hơn 0,1% khối lượng ban đầu của mẫu thử. Thời gian sấy tối thiểu giữa hai lần cân liên tiếp bằng một phần hai thời gian sấy nhỏ nhất ban đầu.
Sau khi sấy, đậy nắp cốc cân và chuyển vào bình hút ẩm để nguội trong 45 phút. Sau khi làm nguội, hơi mở nắp cốc cân và đóng lại ngay để cân bằng áp suất giữa trong và ngòai cốc cân. Cân cốc cân và mẫu thử có trong cốc.
Chú thích: - Trong khi sấy không cho các mẫu thử mới vào tủ sấy. Thời gian sấy lần đầu không nhỏ hơn 3 giờ và không lớn hơn 16 giờ.
Tiến hành thử hai mẩu song song.
Độ khô (X) tính bằng phần trăm, theo công thức sau:
trong đó:
m1 là khối lượng của bột giấy trước khi sấy, tính bằng gam;
m2 khối lượng của bột giấy sau khi sấy, tính bằng gam;
Lấy kết quả chính xác đến một chữ số sau dấu phẩy.
Báo cáo thử nghiệm gồm các thông tin sau:
1. Viện dẫn theo tiêu chuẩn này;
2. Thời gian và địa điểm thử nghiệm;
3. Đặc điểm của mẫu thử,
4. Kết quả, tính bằng phần trăm;
5. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả thử nghiệm.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6898:2001 về giấy - xác định độ bền bề mặt - phương pháp nến do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 24 TCN 81:2000 về bột giấy, giấy và cáctông thông dụng - Thuật ngữ do Bộ Công nghiệp ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 24 TCN 82:2003 về bột giấy – Ước lượng độ bụi do Bộ Công nghiệp ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4408:1987 về Bột giấy (xenluylô) - Phương pháp xác định độ nghiền
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9573-1:2013 (ISO 5263-1:2004) về Bột giấy - Đánh tơi ướt trong phòng thí nghiệm - Phần 1: Đánh tơi bột giấy hóa học
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9574-1:2013 (ISO 5264-1:1979) về Bột giấy - Nghiền trong phòng thí nghiệm - Phần 1: Phương pháp nghiền bằng máy nghiền Hà Lan
- 1Quyết định 68/2001/QĐ-BKHCNMT ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam Chất lượng nước, Chất lượng không khí, An toàn bức xạ do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6898:2001 về giấy - xác định độ bền bề mặt - phương pháp nến do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 24 TCN 81:2000 về bột giấy, giấy và cáctông thông dụng - Thuật ngữ do Bộ Công nghiệp ban hành
- 4Tiêu chuẩn ngành 24 TCN 82:2003 về bột giấy – Ước lượng độ bụi do Bộ Công nghiệp ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4407:1987 về Bột giấy (xenluylo) - Phương pháp xác định độ khô do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4408:1987 về Bột giấy (xenluylô) - Phương pháp xác định độ nghiền
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9573-1:2013 (ISO 5263-1:2004) về Bột giấy - Đánh tơi ướt trong phòng thí nghiệm - Phần 1: Đánh tơi bột giấy hóa học
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9574-1:2013 (ISO 5264-1:1979) về Bột giấy - Nghiền trong phòng thí nghiệm - Phần 1: Phương pháp nghiền bằng máy nghiền Hà Lan
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4407:2010 (ISO 638:2008) về Giấy, cáctông và bột giấy - Xác định hàm lượng chất khô - Phương pháp sấy khô
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4407: 2001 về bột giấy - xác định độ khô do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN4407:2001
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2001
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra