Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
QUẶNG BAUXIT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SẮT OXIT
Bauxite. Method for the determination of ironoxide content.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phân tích hóa học xác định hàm lượng sắt trong quặng bauxit bằng phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử. Khi tiến hành phân tích nhất thiết phải tuân theo những quy định chung cho các phương pháp phân tích hóa học quặng bauxit trong TCVN 2823 – 79.
Phương pháp dựa trên việc khử sắt (III) thành sắt (II) trong phần dung dịch II. Lượng sắt (II) được chuẩn độ bằng kali bicromat với chỉ thị natri difenilaminosunfat.
Axit clohydric theo TCVN 1556 – 74 và dung dịch (1 + 1);
Axit sunfuric (1,84) và dung dịch (1 + 1), (3 + 1);
Axit nitric (1,40);
Axit photphoric (1,72);
Amoni hidroxit (0,90);
Amoni sunfoxianua, dung dịch 10%;
Thủy ngân (II) clorua bão hòa;
Amoni clorua, dung dịch 2%, được kiềm hóa bằng amoni hidroxit.
Thiếc (II) clorua, dung dịch 5%; hòa tan 5 g thiếc kim loại trong 100 ml axit clohydric (1 + 1), đun sôi nhẹ cho tan hết. Bảo quản dung dịch trong tủ lạnh.
Kali bicromat, dung dịch 0,025 N: hòa tan 1,2260g kali bicromat đã được kết tinh từ dung dịch nước trong 1000 ml nước cất.
Hỗn hợp axit: hòa 150 ml axit sunfuric (1,84) với 500 ml nước cất, để nguội và thêm 150 ml axit photphoric (1,70) và định mức bằng nước đến 1000 ml.
Dùng pipet hút 50 ml dung dịch II vào bình nón dung tích 250 ml. Nhỏ từng giọt amoni hidroxit vào dung dịch và lắc đều cho đến khi dung dịch thoảng mùi amoniac và có PH9 (thử lại bằng giấy chỉ thị). Đun nhẹ cho đông tụ kết tủa. Lọc qua giấy lọc băng đỏ và rửa bằng dung dịch amoni clorua 2% nóng. Dùng 20 – 30 ml dung dịch axit clohydric (1 + 1) hòa tan kết tủa trên giấy lọc vào cốc đã dùng để kết tủa. Rửa bằng dung dịch axit clohydric loãng và nóng đến khi trong nước rửa không còn ion sắt (thử với amoni sunfuxianua). Đun sôi dung dịch, bắc ra và khử sắt (III) bằng dung dịch thiếc (II) clorua 5% khi dung dịch còn nóng. Lắc mạnh dung dịch và quá trình khử kết thúc khi màu vàng của sắt (III) hoàn toàn biến mất. Thêm dư 2 giọt thiếc (II) clorua. Làm nguội dung dịch bằng dòng nước chảy. Thêm nhanh 10 ml thủy ngân (II) clorua bão hòa. Lắc nhẹ cho xuất hiện vẩn đục calomel. Để yên trong 3 – 5 phút. Thêm tiếp vào dung dịch 15 ml hỗn hợp axit, 5 giọt chỉ thị rồi chuẩn độ với kali bicromat cho đến khi màu xanh của dung dịch chuyển sang màu tím đỏ.
4.1. Hàm lượng sắt (III) oxy (X) tính bằng phần trăm theo công thức:
X =
trong đó:
V1 – thể tích dung dịch kali bicromat tiêu tốn, tính bằng ml;
V2 – thể tích dung dịch II, tính bằng ml;
V3 – thể tích dung dịch lấy chuẩn độ, tính bằng ml;
G – khối lượng mẫu thử, tính bằng g.
T – độ chuẩn của dung dịch kali bicromat tính theo sắt (III) oxit (g Fe2O3/ml)
4.2. Độ chính xác của phương pháp
Hàm lượng sắt (III) oxit, % | Độ lệch cho phép, % |
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6804:2001 (ISO 10277:1995) về quặng nhôm - phương pháp thực nghiệm kiểm tra độ chính xác lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6806:2001 (ISO 8558:1985) về quặng nhôm - chuẩn bị mẫu thử đã sấy sơ bộ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6807:2001 (ISO 8557:1985) về quặng nhôm - xác định độ hút ẩm mẫu phân tích - phương pháp khối lượng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2824:1979 về Quặng bauxit - Phương pháp xác định lượng mất khi nung
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2825:1979 về Quặng bauxit - Phương pháp xác định hàm lượng silic đioxit
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2826:1979 về Quặng bauxit - Phương pháp xác định hàm lượng titan đioxit
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2827:1979 về Quặng bauxit - Phương pháp xác định hàm lượng nhôm oxit
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2829:1979 về Quặng bauxit - Phương pháp xác định hàm lượng magie oxit và canxi oxit
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4780:1989 về Quặng Bauxit - Phương pháp xác định hàm lượng tổng lưu huỳnh
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6804:2001 (ISO 10277:1995) về quặng nhôm - phương pháp thực nghiệm kiểm tra độ chính xác lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6806:2001 (ISO 8558:1985) về quặng nhôm - chuẩn bị mẫu thử đã sấy sơ bộ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6807:2001 (ISO 8557:1985) về quặng nhôm - xác định độ hút ẩm mẫu phân tích - phương pháp khối lượng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2828:1999 ( ISO 6609 : 1985) về Quặng nhôm - Xác định hàm lượng sắt - Phương pháp chuẩn độ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2823:1979 về Quặng bauxit - Phương pháp phân tích hóa học - Quy định chung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2824:1979 về Quặng bauxit - Phương pháp xác định lượng mất khi nung
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2825:1979 về Quặng bauxit - Phương pháp xác định hàm lượng silic đioxit
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2826:1979 về Quặng bauxit - Phương pháp xác định hàm lượng titan đioxit
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2827:1979 về Quặng bauxit - Phương pháp xác định hàm lượng nhôm oxit
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2829:1979 về Quặng bauxit - Phương pháp xác định hàm lượng magie oxit và canxi oxit
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4780:1989 về Quặng Bauxit - Phương pháp xác định hàm lượng tổng lưu huỳnh
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2828:1979 về Quặng bauxit - Phương pháp xác định hàm lượng sắt oxit
- Số hiệu: TCVN2828:1979
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1979
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra