PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘ CỨNG BRINEN
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ cứng Brinen đối với kim loại đen, kim loại màu và hợp kim có độ cứng từ 8 đến 450 đơn vị Brinen ở nhiệt độ thường.
1. Độ cứng Brinen của kim loại được xác định bằng cách tác dụng một tải trọng P lên mẫu thử qua viên bi thép có đường kính D nhất định, làm cho nó lún sâu vào mặt mẫu thử. Qua một thời gian giữ nguyên tải trọng tác dụng, bỏ tải trọng đi rồi đo đường kính vết lõm trên mẫu thử, từ đó suy ra độ cứng Brinen (xem hình 1 và 2).
2. Số đơn vị độ cứng Brinen (HB), được xác định bằng tỷ số giữa tải trọng tác dụng P với diện tích vết lõm mặt cầu do viên bi để lại, tính bằng kg lực/mm2. Công thức xác định như sau:
HB =
trong đó:
P – tải trọng tác dụng, tính bằng kg lực;
D – đường kính viên bi, tính bằng mm;
d – đường kính của vết lõm do viên bi để lại, tính bằng mm.
3. Khi dùng bi thép có đường kính 10 mm, tải trọng tác dụng 3000 kg lực, thời gian giữ tải trọng 10 giây, thì trị số độ cứng Brinen được biểu thị bằng ký hiệu HB.
Ví dụ: HB 400
Nếu thử với điều kiện khác thì ký hiệu: HB phải được kèm theo các trị số: đường kính của viên bi, tải trọng tác dụng và thời gian giữ tải trọng.
Ví dụ: HB 5/250/30 – 200 có nghĩa là dùng bi thép có đường kính 5 mm, tải trọng tác dụng 250 kg lực, thời gian giữ tải trọng 30 giây và được số độ cứng 200 đơn vị Brinen.
4. Khi thử độ cứng Brinen phải đảm bảo các Điều quy định sau đây:
a) Tải trọng tác dụng P tăng lên một cách đều đặn, ổn định, không được để xảy ra lực va đập;
b) Tải trọng tác dụng P phải giữ liên tục trong suốt thời gian quy định;
c) Lực tác dụng phải có phương vuông góc với mặt phẳng của mẫu thử;
d) Sai số cho phép của tải trọng P không được vượt quá ± 1%.
5. Viên bi thép dùng để thử phải đạt các yêu cầu sau đây:
a) Bi phải có độ cứng không nhỏ hơn HV 850;
b) Đường kính của viên bi có các cỡ 2,5; 5,0; 10 mm;
c) Dung sai cho phép của các đường kính viên bi:
cỡ 2,5 và 5,0 mm ± 0,005 mm;
cỡ 10 mm ± 0,010 mm.
Sau khi thử, nếu viên bi bị biến dạng vượt quá dung sai nói trên hoặc bị một khuyết tật nào đó trên mặt thì kết quả thử coi như không có giá trị và phải thay viên bi khác, thử lại;
d) Bề mặt của viên bi có độ nhẵn không được thấp hơn 12 và dùng kính có độ phóng to 5 lần quan sát không thấy một vết xây xát nào.
6. Mặt thử của mẫu phải làm cho phẳng, nhẵn để cho mép vết lõm được sắc cạnh, đảm bảo đo đường kính vết lõm được chính xác. Mặt thử của mẫu không được có lớp ôxi hoá hoặc các chất bẩn khác.
Khi gia công mẫu cần giữ cho mặt thử không bị biến đổi độ cứng do tác dụng nhiệt hoặc tác dụng khác gây nên.
7. Mặt của giá đỡ và mặt của bàn mẫu phải sạch sẽ, không được để bụi bẩn. Mẫu phải đặt vững chắc trên bàn mẫu, không bị xê dịch trong quá trình thử.
Khi dùng giá đỡ đặc biệt phải đảm bảo mẫu không bị uốn cong quá trình thử.
8. Chiều dày của mẫu thử không được nhỏ hơn 10 lần chiều sâu của vết lõm.
Chiều sâu của vết lõm (h) tính bằng mm theo công thức:
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3939:1984 về Kim loại - Phương pháp thử uốn va đập ở nhiệt độ thấp
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3940:1984 về Kim loại - Phương pháp thử kéo ở nhiệt độ cao do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 313:1985 về Kim loại - Phương pháp thử xoắn
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 197:1966 về Kim loại - Phương pháp thử kéo
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 198:1966 về Kim loại - Phương pháp thử uốn
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 257:1967 về Kim loại - Phương pháp thử độ cứng Rocven
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 258:1967 về Kim loại - Phương pháp thử độ cứng Vicke
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 312:1969 về Kim loại - Phương pháp xác định độ dai va đập ở nhiệt độ thường
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 313:1969 về Kim loại - Phương pháp thử xoắn
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1659:1975 về Kim loại và hợp kim - Nguyên tắc đặt ký hiệu do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3939:1984 về Kim loại - Phương pháp thử uốn va đập ở nhiệt độ thấp
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3940:1984 về Kim loại - Phương pháp thử kéo ở nhiệt độ cao do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 313:1985 về Kim loại - Phương pháp thử xoắn
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 197:1966 về Kim loại - Phương pháp thử kéo
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 198:1966 về Kim loại - Phương pháp thử uốn
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 257:1967 về Kim loại - Phương pháp thử độ cứng Rocven
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 258:1967 về Kim loại - Phương pháp thử độ cứng Vicke
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 312:1969 về Kim loại - Phương pháp xác định độ dai va đập ở nhiệt độ thường
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 313:1969 về Kim loại - Phương pháp thử xoắn
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1659:1975 về Kim loại và hợp kim - Nguyên tắc đặt ký hiệu do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 256:1967 về Kim loại - Phương pháp thử độ cứng Brinen
- Số hiệu: TCVN256:1967
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1967
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực