Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC
TCVN 1753-75
VẢI DỆT THOI
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ SỢI
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định mật độ sợi dọc và ngang của vải dệt thoi sản xuất từ xơ, sợi thiên nhiên, hóa học. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho một số sản phẩm hàng dệt như khăn mặt, khăn trải bàn …
1. KHÁI NIỆM CHUNG
Mật độ sợi là số sợi có trên 10 cm.
2. LẤY MẪU
Tiến hành lấy mẫu theo TCVN 1749 – 75.
3. DỤNG CỤ
Kính phóng đại thường hoặc kính phóng đại có thước đo.
Kim gẩy sợi
Thước thẳng chia độ đến 1 mm.
4. TIẾN HÀNH THỬ
4.1. Trước khi thử, phải đặt mẫu trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748 – 75 không ít hơn 24 giờ.
4.2. Xác định mật độ sợi dọc của vải tại ba vị trí trong mẫu thử ban đầu hoặc trên tất cả mẫu dùng để xác định độ bền kéo đứt. Vị trí lấy mẫu để xác định mật độ sợi phải cách biên không ít hơn 5cm.
4.3. Xác định mật độ sợi ngang của vải tại bốn vị trí trong mẫu thử ban đầu hoặc trên tất cả mẫu thử dùng để xác định độ bền kéo đứt.
4.4. Đối với vải dệt thủ công, để xác định mật độ sợi, tiến hành xác định tại 10 vị trí cách đều nhau trên toàn bộ tấm hoặc cuộn.
4.5. Lấy chiều dài để xác định mật độ sợi như quy định trong bảng.
Mật độ sợi trên 10 cm | Chiều dài cần đếm (mm) |
Tới 100 Từ 100 đến 500 Trên 500 | 100 50 25 |
4.6. Nếu vải hoặc hàng dệt có sọc, mà mật độ sợi trên sọc khác với mật độ sợi trên nền, phải xác định riêng mật độ sợi của sọc và nền.
4.7. Nếu vải hoặc hàng dệt có nhiều hệ thống sợi dọc hoặc ngang, phải xác định riêng mật độ sợi cho từng hệ.
4.8. Các phương pháp xác định mật độ sợi
4.8.1. Đếm qua kính phóng đại
Đếm sợi trong chiều dài quy định dưới kính phóng đại. Trường hợp trong chiều dài quy định ở phía cuối có nửa sợi, sợi đó vẫn được xem là một sợi.
4.8.2. Đếm theo cách phân nhóm
Nếu vải có mật độ sợi quá lớn hoặc kiểu dệt quá phức tạp, phải dùng kim gẩy sợi tách sợi thành từng nhóm mười sợi một. Tổng số sợi và số nhóm nhân với mười và cộng với phần dư của nhóm cuối cùng.
4.8.3. Đếm bằng mắt thường
Khi mật độ sợi không lớn lắm, kiểu dệt dễ phân biệt, cho phép dùng mắt thường đếm số sợi trên một đơn vị chiều dài.
4.9. Khi trong rapo kiểu dệt có hai hay nhiều sợi cùng làm một nhiệm vụ, chúng được xem là một sợi.
5. TÍNH TOÁN KẾT QUẢ
5.1. Mật độ sợi là giá trị trung bình của kết quả các lần đếm trên một đơn vị chiều dài.
5.2. Khi tính toán các số liệu lấy chính xác đến 0,1 sợi và quy tròn đến 1 sợi.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5096:1990 (ISO 7211/6-1984)
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5444:1991 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ không nhầu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1751:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định chiều dài và chiều rộng
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1752:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định khối lượng
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1755:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước sau khi giặt
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1751:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định kích thước
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1752:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định khối lượng
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1754:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ bền và độ giãn dài khi kéo đứt
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1755:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ co sau khi giặt
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1753:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định mật độ sợi chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5096:1990 (ISO 7211/6-1984)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5444:1991 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ không nhầu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1751:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định chiều dài và chiều rộng
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1752:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định khối lượng
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1755:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước sau khi giặt
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1748:1975 về Vật liệu dệt - Điều kiện khí hậu để thử
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1749:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp lấy mẫu
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1751:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định kích thước
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1752:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định khối lượng
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1754:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ bền và độ giãn dài khi kéo đứt
- 12Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1755:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ co sau khi giặt
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1753:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định mật độ sợi
- Số hiệu: TCVN1753:1975
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1975
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra