TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 1594:1987
CAO SU
XÁC ĐỊNH LƯỢNG MÀI MÒN THEO PHƯƠNG PHÁP ACRON
Rubber
Determination of abarasion (acron)
Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1594-74, quy định phương pháp xác định lượng mài mòn của cao su trên máy thí nghiệm mài mòn Acron.
1. Mẫu thử
1.1. Mẫu thử là dải cao su hình chữ nhật có chiều dài L, tính bằng mm, theo công thức:
L = p (D+h).
Trong đó:
D – đường kính ngoài mẫu bánh xe cao su để dán mẫu thử, mm;
h – độ dày của mẫu thử, mm;
p - 3,14. Chiều rộng mẫu 12,7 ± 0,2 mm; chiều dày mẫu 3,2 ± 0,2 mm
1.2. Mài 2 mặt của mẫu. Sau khi mài để ở nhiệt độ phòng 2 giờ rồi dán vào bánh cao su. Khi dán phải đều tay, không được quá căng. Mẫu để từ 4 đến 6 giờ mới tiến hành mài mòn.
2. Thiết bị thử
2.1. Tiến hành thử trên máy mài mòn kiểu Acron có đặc điểm kỹ thuật sau:
a) Bánh xe cao su để dán mẫu có đường kính ngoài 68 ± 0,1 mm, chiều rộng 12,7 ± 0,2 mm, đường kính lỗ lắp vào trục 12,6 ± 0,1 mm, độ cứng 75 ÷ 80 độ So A. Vận tốc bánh xe cao su 76 ÷ 80 vòng/phút, Bánh xe cao su chịu một lực là 27,2 N.
b) Đá mài có đường kính 150mm, dày 25mm, ký hiệu A36 – P5. Vận tốc của đá mài 33 ÷ 35 vòng/phút.
2.2. Đặt máy trên mặt phẳng nằm ngang. Cho trục bánh xe cao su song song và cùng trên mặt phẳng nằm ngang với trục đá mài.
2.3. Điều chỉnh cho trục bánh xe cao su nghiêng một góc 15o. Sau đó dùng đai ốc siết chặt bánh xe cao su vào trục.
3. Tiến hành thử
Lắp bánh xe cao su đã dán mẫu vào trục quay. Mở máy và tiến hành mài sơ bộ mẫu thử (trong thời gian từ 15 ÷ 20 phút). Sau đó lấy mẫu ra, chải sạch bề mặt mài, cân chính xác đến 0,001g (m1). Lắp mẫu lên máy. Bắt đầu tiến hành thử cho đến khi máy chạy đủ quãng đường thí nghiệm tiêu chuẩn 1,61 km thì dừng máy.
Tháo mẫu ra, chải sạch vụn cao su trên mặt mài. Để mẫu ở nhiệt độ phòng trong hai giờ. Đem cân chính xác đến 0,001g để xác định khối lượng còn lại.
Số mẫu thử không nhỏ hơn hai.
4. Tính kết quả
4.1. Lượng mài mòn (V) của mẫu, tính bằng cm2/1,61km, theo công thức:
V =
trong đó:
m1 – khối lượng của mẫu trước khi thử, g;
m2 – khối lượng của mẫu sau khi thử, g;
d – khối lượng riêng của cao su đem thử g/cm2, xác định theo TCVN 3976 – 84.
4.2. Xử lý kết quả theo TCVN 1592 – 87.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3975:1984 về cao su - Phương pháp xác định độ dẻo bằng máy đo độ dẻo Uyliam
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3976:1991 (ST SEV 2593 - 80) về cao su - phương pháp xác định khối lượng riêng
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2229:1977 về cao su - phương pháp xác định hệ số già hóa
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1595:1988 về cao su - phương pháp xác định độ cứng So (Shore) A
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4866:1989 (ISO 2781:1988)
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5320:1991 (ST SEV 1217 – 78) về cao su - Phương pháp xác định độ biến dạng dư khi nén trong điều kiện độ biến dạng không đổi
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1596:2006 (ISO 36 : 2005) về Cao su, lưu hoá hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ kết dính với sợi dệt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6087:2010 (ISO 247 : 2006) về Cao su - Xác định hàm lượng tro
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6088:2010 (ISO 248 : 2005) về Cao su thô - Xác định hàm lượng chất bay hơi
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6089:2004 (ISO 249 : 1995) về Cao su thiên nhiên - Xác định hàm lượng chất bẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6094:2010 (ISO 3417:2008) về Cao su - Xác định đặc tính lưu hoá bằng máy đo lưu hoá đĩa dao động
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6317:2007 (ISO 706 : 2004) về Latex cao su - Xác định hàm lượng chất đông kết (chất còn lại trên rây)
- 1Quyết định 2921/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3975:1984 về cao su - Phương pháp xác định độ dẻo bằng máy đo độ dẻo Uyliam
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3976:1991 (ST SEV 2593 - 80) về cao su - phương pháp xác định khối lượng riêng
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2229:1977 về cao su - phương pháp xác định hệ số già hóa
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1595:1988 về cao su - phương pháp xác định độ cứng So (Shore) A
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1592:1987 về cao su - Yêu cầu chung khi thử cơ lý
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4866:1989 (ISO 2781:1988)
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5320:1991 (ST SEV 1217 – 78) về cao su - Phương pháp xác định độ biến dạng dư khi nén trong điều kiện độ biến dạng không đổi
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1596:2006 (ISO 36 : 2005) về Cao su, lưu hoá hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ kết dính với sợi dệt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6087:2010 (ISO 247 : 2006) về Cao su - Xác định hàm lượng tro
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6088:2010 (ISO 248 : 2005) về Cao su thô - Xác định hàm lượng chất bay hơi
- 12Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6089:2004 (ISO 249 : 1995) về Cao su thiên nhiên - Xác định hàm lượng chất bẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6094:2010 (ISO 3417:2008) về Cao su - Xác định đặc tính lưu hoá bằng máy đo lưu hoá đĩa dao động
- 14Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6317:2007 (ISO 706 : 2004) về Latex cao su - Xác định hàm lượng chất đông kết (chất còn lại trên rây)
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1594:1987 về cao su - Xác định lượng mài mòn theo phương pháp acron
- Số hiệu: TCVN1594:1987
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1987
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực