TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5320 - 1991
CAO SU. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BIẾN DẠNG DƯ KHI KÉN TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỘ BIẾN DẠNG KHÔNG ĐỔI
Rubber. Determination of compession set under constant deflection
Tiêu chuẩn này áp dụng cho cao su có độ cứng từ 30 đến 85 độ SoA và quy định phương pháp xác định độ biến dạng dư của cao su khí nén trong điều kiện độ biến dạng không đổi ở nhiệt độ chuẩn và nhiệt độ nâng cao.
Tiêu chuẩn này không áp dụng để thử cao su xốp.
Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 1217 – 78.
1. Bản chất phương pháp
Phương pháp này dựa trên việc nén mẫu thử có kích thước xác định ở độ biến dạng không đổi 25%, ở nhiệt độ cho trước và trong khoảng thời gian thử quy định, sau đó xác định sự thay đổi chiều cao của mẫu thử.
2. Mẫu thử
2.1. Mẫu thử phải có dạng hình trụ, được ép khuôn qua lưu hóa hoặc được cắt ra từ tấm hay thành phẩm bằng dao quay có bôi trơn nước xà phòng.
Mẫu cắt ra theo chiều cao không được có độ thắt hình côn.
2.2. Để thử cần sử dụng mẫu thuộc hai kiểu có kích thước như sau:
Kiểu I – đường kính 29,0 ± 0,5 mm, cao 12,5 ± 0,5 mm.
Kiểu II – đường kính 13,0 ± 0,5 mm, cao 6,3 ± 0,3 mm.
Độ biến dạng dư xác định trên mẫu kiểu I cho kết quả chính xác hơn. Chỉ dùng mẫu kiểu II trong trường hợp không đủ vật liệu để làm kiểu I. Kết quả thu được trên mẫu thuộc các kiểu khác nhau không so sánh được với nhau.
2.3. Khi không thể tạo được mẫu đúc liền với kích thước như trên, cho phép tạo mẫu từ các lớp rời bằng cách chồng khít lên nhau đến độ cao cần thiết, nhưng không được dán chúng lại với nhau. Chiều dày của lớp rời không được nhỏ hơn 2 mm. Kết quả thu được trên mẫu này không so sánh được với các kết quả thử trên mẫu kiểu I và II.
2.4. Cần chuẩn bị 3 mẫu có chiều cao sai khác nhau không quá 0,2 mm để thử.
3. Thiết bị
3.1. Thiết bị thử (xem hình vẽ bao gồm hai hay nhiều hơn các tấm thép phẳng đã mài nhẵn mạ crôm, đặt song song với nhau. Mẫu thử sẽ được cặp chặt giữa các mặt của các tấm thép trên.
Các tấm thép không được biến dạng khi nén và phải đủ lớn để cho các mẫu nằm giữa các tấm không chạm vào nhau và vào thanh đỡ.
Thanh đỡ được sử dụng để đảm bảo giữ đúng độ biến dạng không đổi cần thiết.
Thanh đỡ phải có chiều cao:
1) Đối với mẫu kiểu I, h1 = 9,38 ± 0,01 mm;
2) Đối với mẫu kiểu II, h2 = 4,72 ± 0,01 mm;
3.2. Bộ điều nhiệt nung nóng được đến 523K (250oC) có độ chính xác ± 1K (±1oC) khi điều chỉnh nhiệt độ tới 398K (125oC) và ± 2K (±2oC) khi điều chỉnh nhiệt độ tới 523 K (250oC).
3.3. Đồng hồ đo độ dày theo quy định trong tài liệu pháp quy hiện hành.
4. Tiến hành thử
4.1. Khoảng thời gian giữa lưu hóa và tiến hành thử theo quy định trong tài liệu pháp qui hiện hành. Thời gian bảo ôn không ít hơn 3 giờ.
4.2. Nếu trong các tiêu chuẩn cho cao su và sản phẩm cao su không có quy định khac, thì nhiệt độ và thời gian thử cần chọn từ dãy sau:
1) Nhiệt độ: 328, 343, 358, 373, 398 K (55, 70, 85, 100, 125oC) với sai lệch cho phép ± 1K (±1oC); 296; 423, 448, 437, 498, 523 K (23, 150, 175, 200, 225, 250oC) với sai lệch cho phép ± 2K (± 2oC).
2) Thời gian thử: 24, 72, 168 giờ, sai lệch cho phép 02 h.
4.3. Các tấm thép của thiết bị thử được bảo quản ở 296 ± 2K (23 ± 2oC) và phải được làm sạch cẩn thận trước khi sử dụng.
4.4. Trước khi thử, đo mẫu theo chiều cao theo quy định trong tài liệu pháp qui hiện hành. Tiến hành đo ở phần giữa của mẫu với độ chính xác 0,01 mm ở nhiệt độ (296 ± 2)K (23 ± 2)oC.
4.5. Mẫu đã đo cùng vớ
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1594:1987 về cao su - Xác định lượng mài mòn theo phương pháp acron
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6094 : 1995 về cao su thiên nhiên - Xác định các thông số lưu hoá bằng máy đo tốc độ lưu hoá đĩa giao động
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6092 : 1995 về cao su thiên nhiên - Xác định độ dẻo đầu (Po) và chỉ số duy trì độ dẻo (PRI)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4509:1988 về cao su - Phương pháp xác định độ bền khi kéo căng do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4863:1989 (ISO 248-1978) về cao su thô - Xác định hàm lượng chất dễ bay hơi
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4867:1989 (ISO 813:1986) về cao su lưu hóa - Xác định độ bám dính với kim loại - Phương pháp một tấm
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5321:1991 (ST SEV 2050-79) về cao su - Phương pháp xác định giới hạn giòn nhiệt
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5363:1991 (ST SEV 6019 – 87) về cao su - Xác định lượng mài mòn theo phương pháp lăn
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1594:1987 về cao su - Xác định lượng mài mòn theo phương pháp acron
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6094 : 1995 về cao su thiên nhiên - Xác định các thông số lưu hoá bằng máy đo tốc độ lưu hoá đĩa giao động
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6092 : 1995 về cao su thiên nhiên - Xác định độ dẻo đầu (Po) và chỉ số duy trì độ dẻo (PRI)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4509:1988 về cao su - Phương pháp xác định độ bền khi kéo căng do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4863:1989 (ISO 248-1978) về cao su thô - Xác định hàm lượng chất dễ bay hơi
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4867:1989 (ISO 813:1986) về cao su lưu hóa - Xác định độ bám dính với kim loại - Phương pháp một tấm
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5321:1991 (ST SEV 2050-79) về cao su - Phương pháp xác định giới hạn giòn nhiệt
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5363:1991 (ST SEV 6019 – 87) về cao su - Xác định lượng mài mòn theo phương pháp lăn
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5320-1:2008 (ISO 815-1 : 2008) về Cao su lưu hoá hoặc nhiệt dẻo - Xác định biến dạng dư sau khi nén - Phần 1: Phép thử ở nhiệt độ môi trường hoặc ở nhiệt độ nâng cao
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5320:1991 (ST SEV 1217 – 78) về cao su - Phương pháp xác định độ biến dạng dư khi nén trong điều kiện độ biến dạng không đổi
- Số hiệu: TCVN5320:1991
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1991
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực