CAO SU THÔ - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT BAY HƠI
Rubbers, raw - Determination of volatile matter content
Lời nói đầu
TCVN 6088 : 2010 thay thế TCVN 6088 : 2004.
TCVN 6088 : 2010 hoàn toàn tương đương với ISO 248 : 2005.
TCVN 6088 : 2010 do Tiểu Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC45/SC2 Cao su - Phương pháp thử biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CAO SU THÔ - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT BAY HƠI
Rubbers, raw - Determination of volatile matter content
CẢNH BÁO 1: Những người sử dụng tiêu chuẩn này phải có kinh nghiệm làm việc trong phòng thí nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề an toàn liên quan khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khỏe phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành.
CẢNH BÁO 2: Các quy trình nhất định được quy định trong tiêu chuẩn này có thể liên quan đến việc sử dụng hoặc tạo thành các chất, hoặc phát sinh ra chất thải, có thể gây nguy hại môi trường cục bộ. Tham khảo tài liệu thích hợp về xử lý và thải bỏ một cách an toàn sau khi sử dụng.
Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp, phương pháp cán nóng và phương pháp lò sấy, để xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi trong cao su thô.
Các phương pháp này có thể được áp dụng để xác định hàm lượng chất bay hơi trong cao su nhóm R được liệt kê trong TCVN 6323 (ISO 1629) là các cao su có mạch cacbon chưa bão hòa, ví dụ cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp thu được ít nhất một phần tử diolefin.
Tiêu chuẩn này cũng có thể được áp dụng cho các loại cao su khác, nhưng khi đó cần phải chứng minh rằng sự thay đổi khối lượng chỉ do mất các chất bay hơi gốc mà không phải do phân hủy cao su.
Phương pháp cán nóng không áp dụng được đối với cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp isopren hay đối với cao su quá khó khi cán nóng hoặc cao su dạng bột hay dạng mảnh.
Hai phương pháp thử này không nhất thiết cho kết quả đồng nhất. Do vậy, trong trường hợp có tranh chấp thì phương pháp lò sấy A là phương pháp trọng tài.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6086 (ISO 1795), Cao su thiên nhiên thô và cao su tổng hợp thô - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.
TCVN 6323 (ISO 1629), Cao su thiên nhiên và các loại latex - Ký hiệu và tên gọi.
ISO 2393, Rubber test mixes - Preparation, mixing and vulcanization - Equipment and procedures (Hỗn hợp cao su thử nghiệm - Chuẩn bị, luyện và lưu hóa - Thiết bị và cách tiến hành).
ISO /TR 9272. Rubber and rubber products - Determination of precision for test method standards (Cao su và các sản phẩm cao su - Xác định độ chụm đối với các tiêu chuẩn về phương pháp thử).
3.1. Phương pháp cán nóng
Phần mẫu thử được cán thành tấm trên máy đã làm nóng cho đến khi tất cả các chất bay hơi bay hết. Khối lượng bị thất thoát trong lúc cán được tính toán và biểu thị là hàm lượng chất bay hơi.
3.2. Phương pháp lò sấy
Nếu mẫu không phải ở dạng bột, sử dụng máy cán phòng thí nghiệm để đồng nhất một phần mẫu thử theo TCVN 6086 (ISO 1795). Phần mẫu thử được lấy từ phần đã đồng nhất hoặc lấy trực tiếp từ cao su nếu mẫu ở dạng bột, được d
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6088:2010 (ISO 248 : 2005) về Cao su thô - Xác định hàm lượng chất bay hơi
- Số hiệu: TCVN6088:2010
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2010
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực