TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
Mong Cai sow - Qualitative order
Ban hành theo Quyết định số 75/QĐ ngày 22 tháng 4 năm 1982 của UBKH và Kỹ thuật Nhà nước
Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 1467-74, áp dụng để phân cấp chất lượng lợn cái giống Móng Cái (bao gồm các loại hình và các nhóm giống lợn lang phù hợp) nuôi tại các cơ sở chăn nuôi lợn giống Nhà nước, tập thể và gia đình. Việc phân cấp chất lượng lợn giống được tiến hành theo phương pháp giám định lợn giống cấp Nhà nước (TCVN 1280-81).
1.1. Nái sinh sản của cơ sở chăn nuôi lợn giống Nhà nước:
1.1.1. Đối với lợn nái sinh sản nuôi trong các cơ sở chăn nuôi lợn giống nhà nước, cấp sinh sản được xét trên 4 chỉ tiêu:
- Số con sơ sinh còn sống;
- Khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi;
- Khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày tuổi;
- Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ hoặc tuổi đẻ lứa đầu tiên (đối với lợn nái đẻ lứa đầu tiên) (Nhịp đẻ).
1.1.2. Điểm số của từng chỉ tiêu trên được tính theo bảng 1a của tiêu chuẩn này. Nếu chỉ có khối lượng toàn ổ lúc 30 ngày tuổi thì dùng bảng 1b để tính khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày.
1.1.3. Điểm sinh sản là tổng số điểm của 4 chỉ tiêu trên.
1.2. Lợn nái sinh sản của các cơ bản chăn nuôi lợn giống của tập thể và gia đình
1.2.1. Lợn nái sinh sản của các cơ sở chăn nuôi lợn giống của tập thể và gia đình cấp sinh sản được xét trên 3 chỉ tiêu:
- Số con sơ sinh còn sống;
- Số con lúc 60 ngày tuổi;
- Khối lượng bình quân 1 lợn con lúc 60 ngày tuổi.
1.2.2. Điểm số của từng chỉ tiêu trên được tính theo bảng 1c của tiêu chuẩn này.
1.2.3. Điểm sinh sản là tổng số điểm của 3 chỉ tiêu trên.
1.3. Cấp sinh sản của lợn nái sinh sản được xếp theo thang điểm quy định ở điều 4.3 của tiêu chuẩn này.
2.1. Điểm và cấp sinh trưởng của lợn cái hậu bị dưới 6 tháng tuổi được xét theo chỉ tiêu: khối lượng.
Điểm và cấp sinh trưởng của lợn cái 6 tháng tuổi trở lên được xét theo 2 chỉ tiêu: khối lượng và dài thân.
2.2. Điểm khối lượng và dài thân của lợn cái ở các tháng tuổi được xét theo bảng 2a và 2b của tiêu chuẩn này.
2.3. Lợn cái có chửa và nuôi con ở vùng giống lợn nhân dân thì khối lượng được tính bù trừ theo bảng 2c của tiêu chuẩn này.
2.4. Điểm sinh trưởng của lợn cái 6 tháng tuổi trở lên là tổng số điểm khối lượng và điểm dài thân.
2.5. Cấp sinh trưởng được xếp theo thang điểm quy định ở điều 4.3 của tiêu chuẩn này.
3.1. Lợn cái hậu bị và lợn nái sinh sản được xếp cấp ngoại hình bằng cách cho điểm về đặc điểm giống và các bộ phận của cơ thể theo bảng 3 của tiêu chuẩn này.
3.2. Điểm và hệ số của từng bộ phận được xét theo bảng 4 của tiêu chuẩn này. Tổng số điểm ở cột 4 của bảng 4 dùng để xếp cấp ngoại hình.
3.3. Cấp ngoại hình được xếp theo thang điểm quy định ở điều 4.3 của tiêu chuẩn này.
4.1. Cấp tổng hợp của lợn cái hậu bị được xét trên 2 chỉ tiêu: sinh trưởng và ngoại hình. Điểm tổng hợp của 2 chỉ tiêu trên được tính như sau:
Điểm tổng hợp của lợn cái hậu bị =
4.2. Cấp tổng hợp của lợn nái sinh sản được xét dựa trên 3 chỉ tiêu: sinh sản, sinh trưởng và ngoại hình. Điểm tổng hợp của 3 chỉ tiêu trên được tính như sau:
Điểm tổng hợp của lợn nái sinh sản =
4.3. Cấp sinh sản,
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1467:1982 về lợn cái giống móng cái - phân cấp chất lượng do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN1467:1982
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 22/04/1982
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực