TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
LỢN GIỐNG - PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
Piacgish race - Selective method
Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 1280 - 72, áp dụng để giám định các loại lợn giống (đực và cái) từ 60 ngày tuổi đến tuổi trưởng thành trong các cơ sở nhân giống lợn nhà nước, tập thể và gia đình trong vùng giống lợn nhân dân;
1.1. Tổ chức ban giám định
1.1.1. Mỗi cơ sở sản xuất lợn giống (nông trường, trạm, trại nhân giống và vùng giống lợn) phải thành lập ban giám định đàn lợn giống của cơ sở;
1.1.2. Số lượng thành viên ban giám định từ 3 đến 5 người.
1.1.3. Thành phần ban giám định gồm:
- Phụ trách đợn vị;
- Cán bộ phụ trách công tác giống lợn của đơn vị;
- Đội trưởng chăn nuôi;
- 1 hoặc 2 công nhân chăn nuôi có trình độ nghiệp vụ hoặc1 đến 2 xã viên chăn nuôi lành nghề.
1.2. Chuẩn bị đàn lợn để giám định
1.2.1. Cơ sở phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu về những lợn đưa vào giám định: lý lịch, số tai, sổ sách ghi chép theodõi sinh sản, số liệu cân, đo và tình hình sức khoẻ... đối với vùng giống lợn có sổ theo dõi quản lý lợn nái của từng gia đình.
1.2.2 ổn định chuồng trại cho từng lợn được giám định hoặc tên chủ hộ.
1.2.3. Lợn có bệnh đang chữa tạm hoãn giám định
1.3. Chuẩn bị phương tiện để giám định
1.3.1. Có đủ dụng cụ để cân, đo lợn giống (thước vải, cân các loại...)
1.3.2. Chuẩn bị các loại biểu, bảng, sổ sách để ghi chép khi tiến hành giám định.
2. Nguyên tắc chung khi giám định
2.1. Hàng năm các cơ sở nhân giống lợn nhà nước thực hiện công tác giám định đàn lợn giống vào các thời điểm quy định và định kỳ tổng kết công tác giám định vào tháng 9, 10 dương lịch: lợn hậu bị lúc 6 tháng tuổi và trước khi phối giống hoặc lấy tinh (lúc 8-10 tháng tuổi); lợn nái sinh sản sau khi cai sữa con 1 tháng lợn đực làm việc lúc 12, 18, 2 tháng tuổi.
ở vùng giống nhân dân, công tác giám định lợn giống được tiến hành định kỳ vào tháng 9, 10 dương lịch.
2.2. Phải giám định riêng và xếp cấp cho từng con.
2.3. Mỗi lợn giống được giám định theo trình tự sau:
- Giám định, cho điểm và xếp cấp sinh sản;
- Giám định, cho điểm và xếp cấp sinh trưởng;
- Giám định, cho điểm và xếp cấp ngoại hình;
- Tính điểm và xếp cấp tổng hợp.
2.4. Không đưa vào giám định các lợn nái đã 18 tháng tuổi chưa đẻ lứa nào, những lợn đực 12 tháng tuổi mà chưa lấy được tinh hoặc phối giống không kết quả.
2.5. Lợn đực làm việc được giám định lần cuối cùng lúc 24-26 tháng tuổi, lợn nái sinh sản được giám định lần cuối cùng sau khi đẻ 3 lứa. Chúng sẽ được mang cấp này đến khi loại thải. Sau lần giám định cuối cùng, chỉ giám định về khả năng sinh sản để xét loại thải.
3. Giám định về khả năng sinh sản
3.1. Lợn nái sinh sản
3.1.1. Lợn nái sinh sản trong các cơ sở nhân giống lợn nhà nước, khả năng sinh sản được giám định trên 4 chỉ tiêu:
- Số con sơ sinh còn sống: là số con còn sống sau khi con mẹ đẻ xong con cuối cùng, không tính những lợn con có khối lượng từ 0,2 kg trở xuống với lợn nội và 0,5 kg trở xuống với lợn ngoại và nái có máu ngoại.
- Khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi (tính bằng kg) là tổng khối lượng của tất cả lợn con do con nái đó nuôi đến 21 ngày tuổi.
- Khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày tuổi: là tổng số khối lượng của tất cả lợn con do con nái đó nuôi đến cai sữa.
- Tuổi đẻ lứa đầu tiên đối với lợn nái đẻ lứa 1 hoặc khoảng cách giữa 2 lứa đẻ đối với những lợn nái đẻ 2 lứa trở lên. Tuổi đẻ lứa đầu tiên là số ngày tuổi của con nái đó khi đẻ lứa đầu tiên, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là số ngày tính từ ngày đẻ của lứa trước đến lứa kế tiếp. Nếu con nái đó không nuôi con thì phải cộng thêm 60 ngày mới coi là khoảng cách giữa 2 lứa đẻ.
3.1.2. Các chỉ tiêu trên được tính:
- Nái đẻ lứa 1: theo số liệu của lứa đó.
- Nái đẻ lứa 2: theo số liệu của lứa tốt nhất trong 2 lứa.
- Nái đẻ lứa 3: theo số liệu bình quân của 2 lứa tốt nhất trong 3 lứa.
- Nái đẻ trên 3 lứa : theo số liệu bình quân của 2 lứa tốt nhất trong 3 lứa sau cùng (để xét cấp sinh sản cho lợn nái sau khi được xếp cấp ổn định).
3.1.3. Lợn nái sinh sản của gia đình trong vùng giống lợn và 1 số cơ sở nhân giống lợn cấp II (HTX giống...) chưa có điều kiện theo dõi, khả năng sinh sản của lợn nái được giám định trên 3 chỉ tiêu:
- Số con đẻ ra còn sống: quy định như điều 3.1.1 của tiêu chuẩn này.
- Số con cai sữa: là số con mà con nái đó nuôi đến lúc cai sữa.
- Khối lượng bình quân 1 lợn con lúc 60 ngày tuổi.
3.1.4. Các chỉ tiêu trên được đánh giá bằng cách cho điểm theo các bảng điểm quy định trong tiêu chuẩn giám định khả năng sinh sản của
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3899:1984 về lợn giống - quy trình mổ khảo sát phẩm chất thịt lợn nuôi béo do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3900:1984 về lợn giống - quy trình đánh giá lợn đực giống qua đời sau do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3772:1983 về trại nuôi lợn - yêu cầu thiết kế do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước về việc ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4251:1986 trại lợn giống - yêu cầu chung về quản lý kỹ thuật do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuât nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3807:1983 về lợn giống - phương pháp đánh số tai
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9371:2012 về Ngựa giống - Yêu cầu kỹ thuật
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9713:2013 về Lợn giống nội - Yêu cầu kỹ thuật
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9111:2011 về Lợn giống ngoại - Yêu cầu kỹ thuật
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3899:1984 về lợn giống - quy trình mổ khảo sát phẩm chất thịt lợn nuôi béo do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3900:1984 về lợn giống - quy trình đánh giá lợn đực giống qua đời sau do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3772:1983 về trại nuôi lợn - yêu cầu thiết kế do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước về việc ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4251:1986 trại lợn giống - yêu cầu chung về quản lý kỹ thuật do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuât nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3807:1983 về lợn giống - phương pháp đánh số tai
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9371:2012 về Ngựa giống - Yêu cầu kỹ thuật
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9713:2013 về Lợn giống nội - Yêu cầu kỹ thuật
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9111:2011 về Lợn giống ngoại - Yêu cầu kỹ thuật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1280:1981 về lợn giống - phương pháp giám định
- Số hiệu: TCVN1280:1981
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 10/09/1981
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực