Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
XI MĂNG - PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÓA HỌC
Cement - Methods of chemical analysis
Lời nói đầu
TCVN 141 : 1998 thay thế cho TCVN 141 - 86.
TCVN 141 : 1998 do Ban kỹ thuật TCVN/TC 74 "Xi măng - vôi" hoàn thiện trên cơ sở dự thảo đề nghị của Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
XI MĂNG - PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÓA HỌC
Cement - Methods of chemical analysis
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại xi măng pooc lăng, clanhke xi măng pooc lăng và xỉ lò cao.
TCVN 4787 - 89 Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.
TCVN 4851 - 89 Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
3.1 Mỗi chỉ tiêu phân tích được tiến hành song song trên hai lượng cân của mẫu thử và một thí nghiệm trắng để hiệu chỉnh kết quả.
3.2 Biểu thị khối lượng, thể tích và kết quả.
Khối lượng tính bằng gam, chính xác đến 0,0001 g.
Thể tích buret tính bằng mililit, chính xác đến 0,05 ml.
Kết quả thử là giá trị trung bình của hai phép thử, tính bằng phần trăm, lấy hai số sau dấu phẩy.
Chênh lệch giữa hai kết quả xác định song song không được vượt giới hạn cho phép; nếu lớn hơn phải tiến hành phân tích lại.
3.3 Đốt cháy giấy lọc
Tiến hành đốt cháy giấy lọc theo quy trình sau: đưa giấy lọc và mẫu vào chén nung đã được nung tới khối lượng không đổi. Sấy khô rồi đốt giấy lọc ra tro hoàn toàn trong môi trường oxi hóa, sau đó chuyển vào lò nung và nung tới nhiệt độ xác định. Để nguội chén và mẫu tới nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm. Cân chén và mẫu.
3.4 Xác định khối lượng không đổi
Xác định khối lượng không đổi bằng cách: nung mẫu đến nhiệt độ xác định và giữ ở nhiệt độ đó 15 phút, để nguội mẫu trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng và cân. Quá trình được lặp lại cho đến khi độ chênh lệch giữa hai lần cân liên tiếp không vượt quá 0,0005 g.
3.5 Kiểm tra sự có mặt của ion Cl- (phương pháp nitrat bạc)
Rửa kết tủa từ 8 đến 10 lần qua giấy lọc, thu phần nước rửa vào cốc sạch, nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 0,5% vào cốc nước rửa. Nếu còn kết tủa hoặc vẩn đục thì tiếp tục rửa cho đến hết.
4.1 Nước dùng trong quá trình phân tích là nước cất theo TCVN 4851 - 89 hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.
4.2 Hóa chất dùng cho quá trình phân tích phải có độ tinh khiết không thấp hơn tinh khiết phân tích (TKPT).
4.3 Biểu thị thành phần của các dung dịch như sau:
Ký hiệu (1 + 1) hoặc (1 + 2) v.v... chỉ tỷ lệ dung dịch pha loãng. Số thứ nhất chỉ phần thể tích hóa chất đậm đặc cần lấy, số thứ hai chỉ phần thể tích nước cất dùng để pha loãng.
Khối lượng riêng (d) của thuốc thử đậm đặc được tính bằng gam trên centimet khối (g/cm3).
4.4 Axit clohydric đậm đặc (HCl)
4.5 Axit clohydric, dung dịch 1 + 1.
4.6 Axit clohydric, dung dịch 1 + 2.
4.7 Axit clohydric, dung dịch 1 + 99.
4.8 Axit clohydric, dung dịch pH = 1,6. Cách pha như sau:
Nhỏ từ 2 giọt đến 3 giọt axit clohydric HCl đậm đặc vào 1 lít nước đựng trong bình nhựa. Kiểm tra giá trị pH bằng máy đo pH.
4.9 Axit flohydric đậm đặc (HF), d = 1,12 (38 ÷ 40 %)
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2682:2009 về Xi măng pooc lăng - Yêu cầu kỹ thuật
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4787:2009 (EN 196-7 : 2007) về Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5439:2004 về Xi măng - Phân loại do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4030:2003 (EN 196-6: 1989, có sửa đổi) về Xi măng - Phương pháp xác định độ mịn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7713:2007 về Xi măng - Xác định sự thay đổi chiều dài thanh vữa trong dung dịch sulfat
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4787:2001 về Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9488:2012 về xi măng đóng rắn nhanh
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 141:2008 về Xi măng poóc lăng - Phương pháp phân tích hoá học
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2682:2009 về Xi măng pooc lăng - Yêu cầu kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4787:2009 (EN 196-7 : 2007) về Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5439:2004 về Xi măng - Phân loại do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4030:2003 (EN 196-6: 1989, có sửa đổi) về Xi măng - Phương pháp xác định độ mịn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7713:2007 về Xi măng - Xác định sự thay đổi chiều dài thanh vữa trong dung dịch sulfat
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4787:2001 về Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9488:2012 về xi măng đóng rắn nhanh
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4787:1989 về Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7111:2002 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển cỡ nhỏ
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 141:1998 về Xi măng - Phương pháp phân tích hoá học do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN141:1998
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1998
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra