TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
Nhóm II
PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU THỬ
(Ban hành theo Quyết định số654/QĐ ngày 9/12/1989.)
1.1. Để kiểm tra chất lượng xi măng cần phải lấy mẫu ở từng lô hàng. Lô xi măng là số lượng của cùng một loại xi măng với cùng một loại gói hoặc không bao gói được giao nhận cùng một lúc.
1.2. Người lấy mẫu và chuẩn bị mẫu phải có trình độ chuyên môn nhất định. Nếu không phải là nhân viên chuyên môn thì người lấy mẫu và chuẩn bị mẫu phải được chỉ dẫn và thực hiện theo những yêu cầu cần thiết quy định trong tiêu chuẩn này.
1.3. Khi lấy mẫu phải kiểm tra sơ bộ lô hàng về tình trạng bảo quản, baogói vàcóghichú trong biên bản lấy mẫu.
1.4. Mẫu xi măng dùng để thí nghiệm là mẫu trung bình thí nghiệmđảmbảo đạidiện cho lô hàng. Mẫu được đồng nhất và được lấy ra từ các mẫu ban đầu.
Số lượng mẫu trung bình thí nghiệm phụ thuộc vào mục đích kiểm tra.
1.5. Mẫu ban đầu là các mẫu xi măng được lấy ra từ các bao, các phương tiện chứa xi măng trên các phương tiện chuyển tải xi măng.
1.6. Mẫu thử xi măng phải được tiến hành thí nghiệm ngay không chậm hơn một tháng kể từ ngày lấy mẫu và không chậm hơn hai tháng kể từ ngày sản xuất.
Chú thích: Trường hợp xi măng không đảm bảo thời gian như quiđịnh ởđiều1.6thìkết quả thí nghiệm chỉ dùng để tham khảo.
1.7. Mẫu còn lại sau khi thí nghiệm lần đầu bảo quản tiếp một tháng nữađể dùngkhicần kiểm tra lại, nhưng phải đảm bảo thời hạn theo điều 1.6.
2.1. Ống kim loại để lấy mẫu có kích thước như hình vẽ.
2.2. Xẻng kim loại cấu tạo đầu bằng để trộn và phân chia mẫu xi măng.
2.3. Khay tôn có kích thước và cấu tạo phù hợp để đồng nhất xi măng.
2.4. Thùng tôn có nắp kín, dung tích không nhỏ hơn 15 lít.
2.5. Bình thủy tinh nút nhám dung tích không nhỏ hơn ± 250 ml.
3.1. Khối lượng mỗi mẫu trung bình thí nghiệm phải bảo đảm không ít hơn:
15 kg để kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý
200 g để phân tích hóa học.
3.2. Lấy mẫu xi măng bao.
3.2.1. Từ những bao xi măng trong lô lấy ra một số bao nằm rải rác trên hai mặt cắt đứng vuông góc phần lô xi măng thành 4 phần. Số lượng bao lấy ra theo điều 3.2.2. Mỗi bao lấy một mẫu ban đầu với khối lượng sao cho đảm bảo điều 3.1.
3.2.2. Tùy theo cỡ lô, số lượng mẫu ban đầu được quy định như sau:
Cỡ lô tại (địa điểm lấy mẫu bao) | Số lượng mẫu ban đầu (mẫu) |
Đến 20 | 5 |
21-40 | 6 |
41-80 | 7 |
81-160 | 8 |
161-320 | 9 |
Lớn hơn 321 | 10 |
3.2.3. Lấy mẫu xi măng bao bằng cách mở miệng bao, dùng ống lấy mẫu thọc sâu tới giữa bao để rút xi măng ra. Sau khi lấy đủ mẫu ấn miệng bao lại và lắc dồn cho miệng bao được đóng kín.
3.3. Lấy mẫu xi măng rời
3.3.1. Từ máy tháo, trên thiết bị chuyển tải xi măng lấy không ít hơn 10 mẫu ban đầu. Thời điểm lấy mẫu tùy thuộc thời gian hoạt động của thiết bị để xác định.
3.3.2. Từ các phương tiện vận chuyển xi măng rời ấn định số lượng phương tiện lấy mẫu theo điều 3.3.3. Mỗi đơn vị phương tiện vận chuyển lấy một mẫu ban đầu với khối lượng sao cho đảm bảo điều 3.1.
3.3.3. Tùy theo số phương tiện vận chuyển, số lượng mẫu ban đầu được quy định nhưsau:
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4029:1985 về xi măng - yêu cầu chung về phương pháp thử cơ lý
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 141:1985 về xi măng - phương pháp phân tích hoá học
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4787:1985 về xi măng - phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8824:2011 về Xi măng - Phương pháp xác định độ co khô của vữa
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8877:2011 về Xi măng - Phương pháp thử - Xác định độ nở Autoclave
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6016:2011 (ISO 679:2009) về Xi măng - Phương pháp thử - Xác định cường độ
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4787:1989 về Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
- Số hiệu: TCVN4787:1989
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 09/12/1989
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực