Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN ISO 56005:2023

ISO 56005:2020

QUẢN LÝ ĐỔI MỚI - CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ - HƯỚNG DẪN

Innovation management - Tools and methods for intellectural property management - Guidance

Lời nói đầu

TCVN ISO 56005:2023 hoàn toàn tương đương ISO 56005:2020

TCVN ISO 56005:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 279 Quản lý đổi mới biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Mọi tổ chức tham gia vào các sáng kiến đổi mới đều hướng đến sở hữu trí tuệ bằng hình thức này hay hình thức khác, bởi sở hữu trí tuệ được kết nối chặt chẽ với đổi mới. Sở hữu trí tuệ (Intellectual property - IP) là đề cập đến những sáng tạo độc nhất, bổ sung giá trị về trí tuệ con người có được từ sự khéo léo, óc sáng tạo và tài phát minh của con người. Sở hữu trí tuệ là một dạng sở hữu trong khi đó quyền sở hữu trí tuệ (“IPR”) là những quyền phát sinh từ các hình thức khác nhau của sở hữu trí tuệ.

Sở hữu trí tuệ cho phép công nhận các quyền sở hữu về các kiến thức và biểu hiện sáng tạo. Ví dụ, sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm hay quá trình khoa học hoặc công nghệ, phần mềm, dữ liệu, bản quyền tác giả về bí quyết, và các công trình nghệ thuật, thiết kế, biểu tượng và tên gọi. Có rất nhiều dạng quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ các đầu ra đổi mới khác nhau.

Sở hữu trí tuệ trở nên ngày càng quan trọng ở quy mô toàn cầu trong nền kinh tế tri thức ngày nay. Sở hữu trí tuệ không những quan trọng đối với các tổ chức lớn mà còn đối với các tổ chức nhỏ hơn do nó cho phép mọi tổ chức hưởng lợi từ hoạt động đổi mới. Cũng cần cân nhắc tận dụng sở hữu trí tuệ của bên thứ ba phù hợp nhằm đảm bảo các tổ chức có thể tận dụng được đầu ra của các nỗ lực đổi mới. Việc tham gia vào các hoạt động quản lý sở hữu trí tuệ trong toàn tổ chức và giữa các tổ chức là hết sức quan trọng. Ví dụ, sở hữu trí tuệ có thể tạo điều kiện cho các ý tưởng được cùng phát triển, trao đổi và thương mại.

Một tổ chức có thể tận dụng sở hữu trí tuệ để đạt được các mục tiêu kinh tế và thực hiện các sáng kiến đổi mới cho một loạt các mục đích bao gồm:

- thiết lập vị trí chiến lược;

- tìm đường dẫn đến đổi mới;

- bảo vệ kết quả đạt được từ đổi mới;

- thu hút và bảo vệ đầu tư;

- tăng lợi thế cạnh tranh;

- tạo lập quyền sở hữu hoàn toàn về sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ;

- tạo lập tự do hoạt động;

- tạo giá trị đổi mới;

- tạo khả năng hợp tác.

Chiến lược sở hữu trí tuệ cần là một phần trong toàn bộ các chiến lược kinh doanh và đổi mới. Tổ chức cần nhận thức rằng nếu xét sở hữu trí tuệ chỉ từ quan điểm phòng thủ thì có thể bỏ qua một số lợi ích mà sở hữu trí tuệ có thể mang lại trong việc hỗ trợ bổ sung cho các mục tiêu đổi mới và kinh doanh. Điều này là bởi quản lý sở hữu trí tuệ hiệu quả cho phép tổ chức tối ưu hóa các tài sản sở hữu trí tuệ của mình để đạt được một phạm vi rộng các mục tiêu của tổ chức. Đồng thời nó cũng cho phép tối đa hóa lợi ích gắn liền với đổi mới, trong khi quản lý sự không chắc chắn và giảm thiểu các rủi ro và chi phí liên quan. Quản lý sở hữu trí tuệ có thể kích hoạt sự phối hợp giữa các đối tác, các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng, tăng cường kết quả đổi mới. Quản lý sở hữu trí tuệ có thể tạo ra giá trị tập thể thông qua các phương pháp tiếp cận phối hợp (ví dụ: đổi mới mở, hệ sinh thái cùng phát triển, các hiệu ứng mạng lưới) và là yếu tố thúc đẩy của các nguồn doanh thu bổ sung (ví dụ: dòng tiền thông qua cấp giấy phép).

Quản lý đổi mới hiệu quả cần bao gồm việc thực hiện chiến lược sở hữu trí tuệ đồng bộ với chiến lược kinh doanh, có một số hoạt động gắn với chiến lược sở hữu trí tuệ (minh họa ở vòng tròn bên ngoài tại Hình 1) và thực hiện các khía cạnh nói trên sẽ đạt được các kết quả tích cực (minh họa ở vòng tròn bên trong Hình 1).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 56005:2023 (ISO 56005:2020) về

  • Số hiệu: TCVNISO56005:2023
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2023
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản