Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9944-3:2013

ISO 22514-3:2008

PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ TRONG QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH - NĂNG LỰC VÀ HIỆU NĂNG - PHẦN 3: NGHIÊN CỨU HIỆU NĂNG MÁY ĐỐI VỚI DỮ LIỆU ĐO ĐƯỢC TRÊN BỘ PHẬN RIÊNG BIỆT

Statistical methods in process management - Capability and performance - Part 3: Machine performance studies for measured data on discrete parts

Lời nói đầu

TCVN 9944-3:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 22514-3:2008; TCVN 9944-3:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 9944, chấp nhận bộ tiêu chuẩn ISO 22514, gồm các tiêu chuẩn dưới đây có tên chung “Phương pháp thống kê trong quản lý quá trình – Năng lực và hiệu năng”:

- TCVN 9944-1:2013 (ISO 22514-1:2009), Phần 1: Nguyên tắc chung và khái niệm;

- TCVN 9944-2:2013 (ISO 22514-2:2013), Phần 2: Năng lực và hiệu năng quá trình của các mô hình quá trình phụ thuộc thời gian;

- TCVN 9944-3:2013 (ISO 22514-3:2008), Phần 3: Nghiên cứu hiệu năng máy đối với dữ liệu đo được trên các bộ phận riêng biệt;

- TCVN 9944-4:2013 (ISO/TR 22514-4:2007), Phần 4: Ước lượng năng lực quá trình và đo hiệu năng;

- TCVN 9944-7:2013 (ISO 22514-7:2012), Phần 7: Năng lực của quá trình đo.

Bộ tiêu chuẩn ISO 22514 còn có các tiêu chuẩn dưới đây có tên chung

“Statistical methods in process management - Capability and performance”:

- ISO 22514-5, Part 5: Process capability statistics for attribute characteristics;

- ISO 22514-6, Part 6: Process capability statistics for characteristics following a multivariate normal distribution.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này được soạn thảo nhằm cung cấp hướng dẫn trong những trường hợp cần nghiên cứu để xác định xem đầu ra của máy, ví dụ, có chấp nhận được theo chuẩn mực nhất định hay không. Những tình huống như vậy phổ biến trong kỹ thuật khi mục đích nghiên cứu là một phần của thử nghiệm chấp nhận. Các nghiên cứu này cũng có thể được sử dụng khi cần chẩn đoán về cấp hiệu năng hiện tại của máy hoặc như một phần của cố gắng giải quyết vấn đề. Phương pháp rất linh hoạt và đã được áp dụng cho nhiều tình huống.

Loại nghiên cứu hiệu năng máy này cung cấp thông tin về biểu hiện của máy trong những điều kiện rất hạn chế như giới hạn, càng cụ thể càng tốt, các nguồn biến động bên ngoài thường có trong quá trình, ví dụ trường hợp nhiều yếu tố và nhiều mức. Dữ liệu thu thập trong nghiên cứu có thể từ các cá thể được sản xuất liên tục, mặc dù điều này có thể thay đổi theo yêu cầu nghiên cứu. Nói chung, dữ liệu được giả định là thu thập thủ công.

Quy trình nghiên cứu và báo cáo sẽ là mối quan tâm của các kỹ sư, nhà giám sát và nhà quản lý muốn xác định việc có nên mua máy hay đưa vào bảo dưỡng máy hay không, nhằm hỗ trợ giải quyết vấn đề hoặc hiểu về mức biến động do bản thân máy gây ra.

 

PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ TRONG QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH – NĂNG LỰC VÀ HIỆU NĂNG – PHẦN 3: NGHIÊN CỨU HIỆU NĂNG MÁY ĐỐI VỚI DỮ LIỆU ĐO ĐƯỢC TRÊN BỘ PHẬN RIÊNG BIỆT

Statistical methods in process management - Capability and performance - Part 3: Machine performance studies for measured data on discrete parts

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9944-3:2013 (ISO 22514-3:2008) về Phương pháp thống kê trong quản lý quá trình - Năng lực và hiệu năng- Phần 3: Nghiên cứu hiệu năng máy đối với dữ liệu được đo trên bộ phận riêng biệt

  • Số hiệu: TCVN9944-3:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản