Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN ISO 56003:2023

ISO 56003:2019

QUẢN LÝ ĐỔI MỚI - CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỐI VỚI QUAN HỆ ĐỐI TÁC ĐỔI MỚI - HƯỚNG DẪN

Innovation management - Tools and methods for innovation partnership - Guidance

Lời nói đầu

TCVN ISO 56003:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 56003:2019

TCVN ISO 56003:2023 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 279 Quản lý đổi mới biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Các mối quan hệ đối tác đổi mới được phát triển nhằm kiến tạo giá trị cho từng đối tác cùng làm việc.

Lợi ích của quan hệ đổi mới bao gồm:

- tiếp cận kiến thức, kỹ năng, công nghệ và tài sản trí tuệ khác không sẵn có bên trong tổ chức, và

- tiếp cận với các nguồn lực hạ tầng như phòng và thiết bị thí nghiệm để phát triển sản phẩm và dịch vụ mới hoặc đã được cải tiến.

Tiêu chuẩn này đưa ra các khuyến nghị đối với việc tham gia quan hệ đối tác bên ngoài để nhận thức được sự đổi mới. Công cụ và phương pháp tương ứng nêu chi tiết tại Phụ lục A và Phụ lục E.

Tiêu chuẩn này liên quan đến bộ TCVN ISO 56000 gồm:

a) TCVN ISO 56000, Quản lý đổi mới - Từ vựng và các nguyên tắc cơ bản đưa ra bối cảnh cần thiết để hiểu và triển khai tiêu chuẩn này.

b) TCVN ISO 56002, Quản lý đổi mới- Hệ thống quản lý đổi mới - Hướng dẫn đưa ra hướng dẫn nhằm xây dựng, triển khai và duy trì hệ thống quản lý đổi mới để tất cả những tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn này đều được bổ sung.

c) TCVN ISO 56005, Quản lý đổi mới - Công cụ và phương pháp quản lý sở hữu trí tuệ - Hướng dẫn, đưa ra hướng dẫn cách sử dụng sở hữu trí tuệ để đạt được mục tiêu kinh doanh.

 

QUẢN LÝ ĐỔI MỚI - CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỐI VỚI QUAN HỆ ĐỐI TÁC ĐỔI MỚI - HƯỚNG DẪN

Innovation management - Tools and methods for innovation partnership - Guidance

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn đối với quan hệ đối tác đổi mới. Tiêu chuẩn này mô tả khuôn khổ hợp tác đổi mới (Xem từ Điều 4 đến Điều 8) và mẫu công cụ tương ứng (xem Phụ lục A và Phụ lục E) để:

- quyết định tham gia quan hệ đối tác đổi mới,

- xác định, đánh giá và lựa chọn đối tác,

- điều chỉnh quan điểm về giá trị và thách thức của quan hệ đối tác,

- quản lý các tương tác đối tác.

Hướng dẫn trong tiêu chuẩn này đưa ra phù hợp với tất cả các mối quan hệ đối tác và hợp tác có thể áp dụng được cho mọi tổ chức mà không phân biệt loại hình, quy mô, sản phẩm/dịch vụ cung cấp, ví dụ:

a) người khởi nghiệp hợp tác với các tổ chức lớn;

b) doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các tổ chức lớn;

c) các thực thể khu vực tư nhân với các thực thể khu vực công hoặc thực thể học thuật.

d) các tổ chức công, học viện hoặc tổ chức phi lợi nhuận, quan hệ đối tác đổi mới bắt đầu từ phân tích khoảng cách, tiếp theo là xác nhận và cam kết của các hợp tác đổi mới tiềm năng và quản trị tương tác giữa các đối tác.

CHÚ THÍCH: Tầm quan trọng của quan hệ đối tác đổi mới là đối với tất cả các bên đều cùng có lợi từ việc phối hợp làm việc trong bối cảnh có cơ hội đổi mới.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các tổ chức tìm kiếm đổi mới thông qua sáp nhập hoặc mua lại.

2  Tài liệu viện dẫn

Tiêu chuẩn này không có tài liệu viện dẫn.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Không có thuật ngữ và định nghĩa nào được liệt kê trong tiêu chuẩn này.

4  Khuôn khổ hợp tác đổi mới

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 56003:2023 (ISO 56003:2019) về Quản lý đổi mới - Công cụ và phương pháp đối với quan hệ hợp tác đổi mới - Hướng dẫn cung cấp hướng dẫn và công cụ để lựa chọn hợp tác bên ngoài nhằm tăng cường thành công đổi mới.

  • Số hiệu: TCVNISO56003:2023
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2023
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/09/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản