Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9846:2013

QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM XUYÊN TĨNH CÓ ĐO ÁP LỰC NƯỚC LỖ RỖNG (CPTu)

Standard Test Method for Piezocone Penetration Testing of Soils (CPTu)

Lời nói đầu

TCVN 9846:2013 do Tổng cục Đường bộ biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM XUYÊN TĨNH CÓ ĐO ÁP LỰC NƯỚC LỖ RỖNG (CPTu)

Standard Test Method for Piezocone Penetration Testing of Soils (CPTu)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu kỹ thuật về thiết bị phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh có đo áp lực nước lỗ rỗng (CPTu) trong khảo sát địa chất công trình phục vụ công tác thiết kế nền móng công trình.

Thí nghiệm xuyên tĩnh chỉ sử dụng trong đất dính và đất rời có kích thước hạt lớn nhất nhỏ hơn đường kính của đầu xuyên.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5747:1995, Đất xây dựng – Phân loại đất;

TCVN 9352:2012, Đất xây dựng – Phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh;

TCVN 6398 (ISO 31) (tất cả các phần còn hiệu lực), Đại lượng và đơn vị;

TCVN 7870 (ISO 80000) (tất cả các phần), Đại lượng và đơn vị;

TCVN 7783 (ISO 1000), Hệ đơn vị SI và các khuyến nghị sử dụng các bội số của chúng và một số đơn vị khác.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Thí nghiệm xuyên tĩnh có đo áp lực nước lỗ rỗng

Thí nghiệm xuyên tĩnh có đo áp lực nước lỗ rỗng là thí nghiệm xuyên tĩnh có đo áp lực nước lỗ rỗng trong suốt quá trình xuyên và sự tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng sau khi xuyên.

3.2. Thiết bị xuyên tĩnh

Thiết bị xuyên tĩnh bao gồm: bộ phận tạo lực nén, hệ thống cần xuyên, đầu xuyên và hệ thống các bộ phận đo ghi kết quả dùng để xác định sức kháng xuyên đầu mũi, ma sát thành đơn vị, tổng sức kháng xuyên và áp lực nước lỗ rỗng (khi xuyên đo lực nước lỗ rỗng). Các bộ phận thiết bị trên đã được định nghĩa trong TCVN 9352:2012, Đất xây dựng – Phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh. Trong tiêu chuẩn chỉ định nghĩa những thiết bị, bộ phận đặc biệt theo tiêu chuẩn này.

3.3. Đầu xuyên

Tham khảo TCVN 9352:2012, Đất xây dựng – Phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh.

3.4. Mũi côn

Tham khảo TCVN 9352:2012, Đất xây dựng – Phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh.

Hình 1 – Đầu xuyên đo áp lực nước lỗ rỗng với các vị trí màng thấm khác nhau

- Đầu xuyên đo áp lực nước lỗ rỗng: Là đầu xuyên điện có lắp đặt bộ phận đo áp lực nước lỗ rỗng tại mũi côn để đo áp lực nước lỗ rỗng trong quá trình xuyên. Đó là một màng thấm bao gồm đá thấm và bộ cảm biến đo áp lực. Trong thực tế áp lực nước lỗ rỗng được đo tại một vị trí của màng thấm, một vài kiểu mũi côn có từ 2 đến 3 vị trí màng thấm (u1, u2, u3) cũng đã được phát triển với mục đích nghiên cứu. Sự thay đổi vị trí của màng thấm được đưa ra ở Hình 1. Trong tiêu chuẩn này chỉ quy định cho loại đầu xuyên có vị trí màng thấm ở ngay sau mũi côn (vị trí u2).

3.5. Măng xông đo ma sát

Tham khảo TCVN 9352:2012, Đất xây dựng – Phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh.

3.6. Hệ số đo và ghi kết quả

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9846:2013 về Quy trình thí nghiệm xuyên tĩnh có đo áp lực nước rỗng (CPTu)

  • Số hiệu: TCVN9846:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản