Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7870-1:2010

ISO 80000-1:2009

ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ - PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG

Quantities and units – Part 1: General

Lời nói đầu

TCVN 7870-1:2010 thay thế cho TCVN 6398-0:1998 (ISO 31-0:1992) và TCVN 7783:2008 (ISO 1000:1992);

TCVN 7870-1:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 80000-1:2009;

TCVN 7870-1:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 12 Đại lượng và đơn vị đo lường biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

0.0. Giới thiệu chung

TCVN 7870-1:2010 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn về Đại lượng và Đơn vị đo lường TCVN/TC12 biên soạn. Mục tiêu của Ban Kỹ thuật TCVN/TC12 là tiêu chuẩn hóa đơn vị và ký hiệu cho các đại lượng và đơn vị (kể cả ký hiệu toán học) dùng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, hệ số chuyển đổi tiêu chuẩn giữa các đơn vị; đưa ra định nghĩa của các đại lượng và đơn vị khi cần thiết.

Bộ TCVN 7870, chấp nhận bộ tiêu chuẩn ISO 80000, gồm các phần dưới đây có tên chung “Đại lượng và đơn vị”:

- TCVN 7870-1:2010 (ISO 80000-1:2009), Phần 1: Quy định chung

- TCVN 7870-2:2010 (ISO 80000-2:2009), Phần 2: Dấu và kí hiệu toán học dùng trong khoa học tự nhiên và công nghệ

- TCVN 7870-3:2007 (ISO 80000-3:2006), Phần 3: Không gian và thời gian.

- TCVN 7870-4:2007 (ISO 80000-4:2006), Phần 4: Cơ học

- TCVN 7870-5:2007 (ISO 80000-5:2007), Phần 5: Nhiệt động lực học

- TCVN 7870-7:2009 (ISO 80000-7:2008), Phần 7: Ánh sáng

- TCVN 7870-8:2007 (ISO 80000-8:2007), Phần 8: Âm học

- TCVN 7870-9:2010 (ISO 80000-9:2009), Phần 9: Hóa lý và vật lý phân tử

- TCVN 7870-10:2010 (ISO 80000-10:2009), Phần 10: Vật lý nguyên tử và hạt nhân

- TCVN 7870-11:2009 (ISO 80000-11:2008), Phần 11: Số đặc trưng

- TCVN 7870-12:2010 (ISO 80000-12:2009), Phần 12: Vật lý chất rắn

Bộ TCVN 7870, chấp nhận bộ tiêu chuẩn IEC 80000, gồm các phần dưới đây có tên chung “Đại lượng và đơn vị”:

- TCVN 7870-6:2010 (IEC 80000-6:2008), Phần 6: Điện từ

- TCVN 7870-13:2010 (IEC 80000-13:2008), Phần 13: Khoa học và công nghệ thông tin

- TCVN 7870-14:2010 (IEC 80000-14:2008), Phần 14: Viễn sinh trắc liên quan đến sinh lý người

0.1. Đại lượng

Hệ đại lượng và hệ đơn vị có thể được tiếp cận theo nhiều cách phù hợp, nhưng khác nhau. Việc sử dụng cách tiếp cận nào chỉ là vấn đề quy ước. Cách trình bày trong tiêu chuẩn này là cơ sở cho Hệ đơn vị quốc tế, SI (tiếng Pháp: Système international d’’unités), được Hội nghị cân đo toàn thể, CGPM (tiếng Pháp: Conférence générale des poids et mesures), chấp nhận.

Đại lượng và mối quan hệ giữa các đại lượng sử dụng ở đây hầu hết được chấp nhận sử dụng trong toàn ngành khoa học tự nhiên. Hiện nay, chúng được trình bày trong phần lớn sách giáo khoa và quen thuộc với tất cả các nhà khoa học và công nghệ.

CHÚ THÍCH: Đối với đơn vị điện và điện từ trong các hệ CGS-ESU, CGS-EMU [1] và Gauss, có một sự khác biệt trong các hệ đại lượng này do các định nghĩa chúng. Trong hệ CGS-ESU, hằng số điện є0 (hằng số điện môi của chân không) được định nghĩa bằng 1, nghĩa là có thứ nguyên 1; trong hệ thống CGS-ESU, hằng số từ μ0 (độ thẩm từ của chân không) được định nghĩa bằng 1, nghĩa là có thứ nguyên 1, ngược lại, trong ISQ chúng không phải có thứ nguyên một. Hệ Gauss có liên quan với các hệ CGS-ESU và CGS-EMU và có những sự phức tạp tương tự. Trong cơ học, định luật chuyển động của Niutơn được viết ở dạng tổng quát là F = c.ma. Trong hệ thống kỹ thuật cũ, MKS [2] thì c = 1/gn, với gn là gia tốc rơi tự do tiêu chuẩn; trong ISQ, c = 1.

Các đại lượng và mối quan hệ giữa chúng về bản chất là vô hạn

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-1:2010 (ISO 80000-1:2009) về Đại lượng và đơn vị - Phần 1: Quy định chung

  • Số hiệu: TCVN7870-1:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản