Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6398 – 7 : 1999

ISO 31 – 7 : 1992

ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ - PHẦN 7 : ÂM HỌC

Quantities and units – Part 7: Acoustics

Lời nói đầu

TCVN 6398 – 7 : 1999 thay thế TCVN 5557 – 1991.

TCVN 6398 – 7 : 1999 hoàn toàn tương đương với ISO 31 – 7 : 1992.

TCVN 6398 – 7 : 1999 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn về Đại lượng và Đơn vị đo lường TCVN/TC12 biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

0.0. Giới thiệu chung

TCVN 6398 – 7 : 1999 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn về Đại lượng và Đơn vị đo lường TCVN/TC12 biên soạn. Mục tiêu của Ban Kỹ thuật TCVN/TC12 là tiêu chuẩn hóa đơn vị và ký hiệu cho các đại lượng và đơn vị (kể cả ký hiệu toán học) dùng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, hệ số chuyển đổi tiêu chuẩn giữa các đơn vị; đưa ra định nghĩa của các đại lượng và đơn vị khi cần thiết. TCVN 6398 – 7 : 1999 “Đại lượng và Đơn vị - Phần 7: Âm học” hoàn toàn tương đương với ISO 31 – 7 : 1992 “Quantities and units – Part 7: Acoustics”. TCVN 6398 – 7 : 1999 là một phần của TCVN 6398, bộ tiêu chuẩn này gồm 14 phần dưới tên chung “Đại lượng và Đơn vị”:

- Phần 0: Nguyên tắc chung

- Phần 1: Không gian và thời gian

- Phần 2: Hiện tượng tuần hoàn và liên quan

- Phần 3: Cơ học

- Phần 4: Nhiệt

- Phần 5: Điện và từ

- Phần 6: Ánh sáng và bức xạ điện từ liên quan

- Phần 7: Âm học

- Phần 8: Hóa lý và vật lý phân tử

- Phần 9: Vật lý và nguyên tử và hạt nhân

- Phần 10: Phản ứng hạt nhân và bức xạ ion hóa

- Phần 11: Dấu và ký hiệu toán học dùng trong khoa học vật lý và công nghệ

- Phần 12: Số đặc trưng

- Phần 13: Vật lý chất rắn

0.1. Cách sắp xếp các bảng

Bảng các đại lượng và đơn vị trong TCVN 6398 được sắp xếp để các đại lượng nằm ở trang bên trái và các đơn vị tương ứng nằm ở trang bên phải. Tất cả đơn vị nằm giữa hai vạch liền thuộc về các đại lượng nằm giữa hai vạch liền tương ứng ở trang bên trái.

0.2. Bảng đại lượng

Những đại lượng quan trọng nhất trong TCVN này được đưa ra cùng với ký hiệu của chúng, và trong phần lớn các trường hợp cả định nghĩa của chúng nữa. Những định nghĩa này được đưa ra chủ yếu để nhận biết; không nhất thiết là định nghĩa đầy đủ.

Đặc trưng véctơ của một số đại lượng được đưa ra, đặc biệt khi cần cho định nghĩa nhưng không phải là cố gắng làm cho những định nghĩa này trở thành hoàn thiện.

Trong phần lớn các trường hợp, chỉ một tên và chỉ một ký hiệu được đưa ra cho một đại lượng; nếu hai hay nhiều tên hoặc hai hay nhiều ký hiệu được đưa ra cho cùng một đại lượng và không có sự phân biệt đặc biệt nào thì chúng bình đẳng như nhau. Nếu tồn tại hai loại chữ nghiêng (ví dụ J, q; j, f, g, g…) thì chỉ một trong hai được đưa ra. Điều đó không có nghĩa là loại chữ kia không được chấp nhận. Nói chung khuyến nghị rằng các ký hiệu như vậy không được cho những nghĩa khác nhau. Ký hiệu trong ngoặc đơn là “ký hiệu dự trữ” để sử dụng trong bối cảnh cụ thể khi ký hiệu chính được dùng với nghĩa khác.

0.3. Bảng đơn vị

0.3.1. Tổng quát

Đơn vị của các đại lượng tương ứng được đưa ra cùng với ký hiệu quốc tế và định nghĩa. Cần các thông tin thêm, xem TCVN 6398 – 0.

Các đơn vị được sắp xếp như sau:

a) tên của các đơn vị SI được in lớn hơn khổ chữ thường. Các đơn vị SI đã được thông qua ở Hội nghị cân đo toàn thể (CGPM). Đơn vị SI cùng bội và ước thập phân của chúng được khuyến nghị, mặc dù bội và ước thập phân không được nhắc đến;

b) tên của đơn vị không thuộc SI mà được dùng cùng với các đơn

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6398-7:1999 về Đại lượng và đơn vị - Phần 7: Âm học

  • Số hiệu: TCVN6398-7:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản