Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7870-2:2010

ISO 80000-2:2009

ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ - PHẦN 2: DẤU VÀ KÝ HIỆU TOÁN HỌC DÙNG TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

Quantities and units - Part 2: Mathematical signs and symbols to be used in the natural sciences and technology

Lời nói đầu

TCVN 7870-2:2010 thay thế cho TCVN 6398-11:2000 (ISO 31-11:1992);

TCVN 7870-2:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 80000- 2:2009;

TCVN 7870-2:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 12 Đại lượng và đơn vị đo lường biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

0.0 Giới thiệu chung

TCVN 7870-2:2010 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn về Đại lượng và Đơn vị đo lường TCVN/TC12 biên soạn. Mục tiêu của Ban Kỹ thuật TCVN/TC12 là tiêu chuẩn hóa đơn vị và ký hiệu cho các đại lượng và đơn vị (kể cả ký hiệu toán học) dùng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, hệ số chuyển đổi tiêu chuẩn giữa các đơn vị; đưa ra định nghĩa của các đại lượng và đơn vị khi cần thiết.

Bộ TCVN 7870, chấp nhận bộ tiêu chuẩn ISO 80000, gồm các phần dưới đây có tên chung “Đại lượng và đơn vị”:

- TCVN 7870-1:2010 (ISO 80000-1:2009), Phần 1: Quy định chung

- TCVN 7870-2:2010 (ISO 80000-2:2009), Phần 2: Dấu và ký hiệu toán học dùng trong khoa học tự nhiên và công nghệ

- TCVN 7870-3:2007 (ISO 80000-3:2006), Phần 3: Không gian và thời gian

- TCVN 7870-4:2007 (ISO 80000-4:2006), Phần 4: Cơ học

- TCVN 7870-5:2007 (ISO 80000-5:2007), Phần 5: Nhiệt động lực học

- TCVN 7870-7:2009 (ISO 80000-7:2008), Phần 7: Ánh sáng

- TCVN 7870-8:2007 (ISO 80000-8:2007), Phần 8: Âm học

- TCVN 7870-9:2010 (ISO 80000-9:2009), Phần 9: Hóa lý và vật lý phân tử

- TCVN 7870-10:2010 (ISO 80000-10:2009), Phần 10: Vật lý nguyên tử và hạt nhân

- TCVN 7870-11:2009 (ISO 80000-11:2008), Phần 11: Số đặc trưng

- TCVN 7870-12:2010 (ISO 80000-12:2009), Phần 12: Vật lý chất rắn

Bộ TCVN 7870, chấp nhận bộ tiêu chuẩn IEC 80000, gồm các phần dưới đây có tên chung “Đại lượng và đơn vị”:

- TCVN 7870-6:2010 (IEC 80000-6:2008), Phần 6: Điện từ

- TCVN 7870-13:2010 (IEC 80000-13:2008), Phần 13: Khoa học và công nghệ thông tin

- TCVN 7870-14:2010 (IEC 80000-14:2008), Phần 14: Viễn sinh trắc liên quan đến sinh lý người

0.1 Cách sắp xếp các bảng

Cột đầu tiên “Mục số” trong các bảng nêu lên số của mục, tiếp theo là số mục tương ứng trong TCVN 6398-11 (ISO 31-11) được đặt trong ngoặc đơn, dấu gạch ngang chỉ ra rằng mục đó không có trong TCVN 6398-11 (ISO 31-11).

Cột thứ hai “Dấu, ký hiệu, biểu thức” đưa ra dấu hoặc ký hiệu được xem xét, thường là trong ngữ cảnh thể hiện điển hình. Nếu có nhiều hơn một dấu, ký hiệu hoặc biểu thức cho cùng một mục thì chúng bình đẳng như nhau. Trong một số trường hợp, ví dụ đối với hàm mũ, chỉ có một cách thể hiện điển hình và không có ký hiệu.

Cột thứ ba “Ý nghĩa, diễn đạt bằng lời” đưa ra gợi ý về ý nghĩa hoặc cách đọc biểu thức toán học. Cột này cung cấp nhận biết về khái niệm và không phải là định nghĩa toán học hoàn chỉnh.

Cột thứ tư “Chú thích và ví dụ” cung cấp thêm thông tin. Các định nghĩa được đưa ra nếu như vừa đủ ngắn để đặt trong cột. Các định nghĩa không nhất thiết là hoàn chỉnh về mặt toán học.

Bố trí của bảng trong Điều 16 “Hệ tọa độ” có khác biệt đôi chút.

 

ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ - PHẦN 2: DẤU VÀ KÝ HIỆU TOÁN HỌC DÙNG TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

Quantities and units - Part 2: Mathematical signs and symbols to be used in the

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-2:2010 (ISO 80000-2:2009) về Đại lượng và đơn vị - Phần 2: Dấu và ký hiệu toán học dùng trong khoa học tự nhiên và công nghệ

  • Số hiệu: TCVN7870-2:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản