Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9610:2013

ISO 5502:1992

KHÔ DẦU - CHUẨN BỊ MẪU THỬ

Oilseed residues - Preparation of test samples

Lời nói đầu

TCVN 9610:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 5502:1992;

TCVN 9610:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

KHÔ DẦU - CHUẨN BỊ MẪU THỬ

Oilseed residues - Preparation of test samples

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chuẩn bị mẫu thử khô dầu bằng cách giảm mẫu phòng thử nghiệm.

Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ khô dầu bao gồm dạng bột, bã trích ly, bã dầu ép hoặc bánh khô dầu1) thu được từ việc sản xuất các loại dầu thực vật thô từ hạt có dầu bằng cách ép hoặc chiết bằng dung môi. Thuật ngữ này không bao gồm các sản phẩm hỗn hợp.

CHÚ THÍCH 1: Việc lấy mẫu khô dầu để chuẩn bị mẫu phòng thử nghiệm được quy định trong TCVN 9609:2013 (ISO 5500:1986).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2230:2007 (ISO 565:1990), Sàng thử nghiệm - Lưới kim loại, tấm đan kim loại đột lỗ và lưới đột lỗ bằng điện - Kích thước lỗ danh nghĩa.

TCVN 4801:1989 (ISO 771:1977), Khô dầu - Phương pháp xác định hàm lượng ẩm và các chất bay hơi.

3. Nguyên tắc

Nghiền mẫu phòng thử nghiệm có hoặc không qua quá trình làm vỡ, nghiền, xay hoặc sấy sơ bộ. Chia mẫu thu được bằng dụng cụ thích hợp, đảm bảo rằng mẫu thử được lấy ra các phần mẫu thử đại diện cho toàn bộ mẫu phòng thử nghiệm.

4. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

4.1. Máy nghiền cơ học, dễ làm sạch và cho phép nghiền khô dầu mà không làm nóng và không làm thay đổi đáng kể hàm lượng dầu, độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi, cho đến khi khô dầu lọt hết qua sàng cỡ lỗ 1,00 mm [hoặc 2,80 mm (xem 5.1.3.1.)].

4.2. Dụng cụ nghiền, nếu cần, ví dụ chày và cối bằng sắt hoặc các dụng cụ khác để làm vỡ hoặc nghiền các loại khô dầu đến cỡ hạt phù hợp để cho vào máy nghiền cơ học (4.1).

4.3. Sàng, bằng lưới kim loại có cỡ lỗ 1,00 mm và 2,80 mm, và phù hợp với các yêu cầu trong TCVN 2230 (ISO 565).

4.4. Dụng cụ chia mẫu, dụng cụ chia mẫu bốn ngăn, bộ chia mẫu hình nón (xem Hình 1), bộ chia mẫu nhiều rãnh (xem Hình 2) hoặc các dụng cụ chia mẫu khác, đảm bảo phân bố đồng đều các thành phần của mẫu phòng thử nghiệm trong mẫu thử.

4.5. Hộp chứa mẫu, phù hợp để bảo vệ mẫu thử không bị thay đổi về thành phần và có kích thước thích hợp để chứa đầy mẫu thử.

Hình 1 - Bộ chia mẫu hình nón

Hình 2 - Bộ chia mẫu nhiều rãnh

5. Cách tiến hành

Sử dụng mẫu phòng thử nghiệm như khi nhận được, tiến hành như sau.

5.1. Nghiền (trường hợp chung)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9610:2013 (ISO 5502:1992) về Khô dầu - Chuẩn bị mẫu thử

  • Số hiệu: TCVN9610:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản