Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9166 : 2012

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG BẰNG BIỆN PHÁP ĐẦM NÉN NHẸ

Hydraulic structure - Technical requirements for constuction by light compacted method

Lời nói đầu

TCVN 9166:2012 được chuyển đổi từ 14 TCN 2-85 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9166:2012 do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG BẰNG BIỆN PHÁP ĐẦM NÉN NHẸ

Hydraulic structure - Technical requirements for constuction by light compacted method

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này được sử dụng khi thi công các công trình thủy lợi bằng đất đắp: Đập đất, đê có cột nước không lớn hơn 10 mét, theo biện pháp đổ đất vào thân công trình và đầm bằng các máy đầm nén.

1.2. Tiêu chuẩn này chỉ quy định riêng cho biện pháp đầm nhẹ.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8297:2009, Công trình thủy lợi - Đập đất - yêu cầu kỹ thuật trong thi công bằng phương pháp đầm nén.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Kỹ thuật thi công đầm đất bằng biện pháp đầm nhẹ (technical requirements for construction by light compacted method)

Bao gồm việc đổ đất hạt nhỏ (có chất lượng tương ứng) thành từng lớp nằm ngang có độ ẩm lớn hơn so với độ ẩm bình thường và việc đầm nó bằng máy đầm nén đầm lu, máy kéo bánh xích với số lượt đầm ít (2 đến 4 lượt).

4. Quy định chung

4.1. Để thi công các công trình thủy lợi bằng đất theo biện pháp đầm nén nhẹ vật liệu chủ yếu phải sử dụng các loại đất hạt nhỏ dạng á sét nhẹ và á cát, thỏa mãn các yêu cầu trong tiêu chuẩn này.

4.2. Khả năng áp dụng biện pháp đầm nén nhẹ phải dựa trên cơ sở các kết quả thí nghiệm ở trong phòng và ngoài hiện trường; tiến hành riêng đối với từng công trình theo các điều kiện cụ thể tại chỗ trên các bãi thí nghiệm. Việc tiến hành thí nghiệm ở ngoài hiện trường là bắt buộc.

5. Yêu cầu địa kỹ thuật đối với đất khi áp dụng biện pháp đầm nhẹ

5.1. Đất ở các bãi vật liệu sẽ dùng để đắp vào công trình, cần phải tiến hành tất cả các nghiên cứu địa kỹ thuật cần thiết theo các yêu cầu thông thường khi thiết kế các công trình đất đắp bằng phương pháp đầm nén

5.2. Cần xác định các đặc trưng địa kỹ thuật sau đây:

a) Khối lượng thể tích khô của đất ở trạng thái tự nhiên;

b) Độ ẩm tự nhiên;

c) Thành phần hạt (có phân ra các cỡ cho tới 0,005 mm);

d) Giới hạn dẻo và chỉ số độ dẻo;

e) Thành phần hóa học của nước thoát ra từ đất;

f) Vận tốc tan rã của các cục đất đặt trong nước, dước tác dụng của tải trọng.

CHÚ THÍCH: Đối với các công trình không cao hơn 6m thì các nghiên cứu địa kỹ thuật nhằm các mục đích đã nêu trên có thể chỉ hạn chế ở việc xác định:

a) Phân tích thành phần hạt bằng các sàng;

b) Giới hạn dẻo và chỉ số độ dẻo;

c) Vận tốc tan rã của các cục đất đặt trong nước dưới tác dụng của tải trọng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9166:2012 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật thi công bằng biện pháp đầm nén nhẹ

  • Số hiệu: TCVN9166:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản