Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9162 : 2012

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐƯỜNG THI CÔNG - YÊU CẦU THIẾT KẾ

Hydraulic structures - Construction roads - Technical requirements for design

Lời nói đầu

TCVN 9162 : 2012 Công trình thủy lợi – Đường thi công – Yêu cầu thiết kế, được xây dựng mới trên cơ sở tham khảo 14TCN 43-85 : Đường thi công công trình thủy lợi – Quy phạm thiết kế, theo quy định tại khoản 2 điều 13 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a, khoản 1 điều 5 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9162 : 2012 do Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi thuộc trường Đại học Thủy lợi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐƯỜNG THI CÔNG - YÊU CẦU THIẾT KẾ

Hydraulic structures - Construction roads - Technical requirements for design

1 Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế các tuyến đường bộ và công trình trên đường bộ dành cho các loại xe ô tô và xe máy bánh lốp khác để thi công xây dựng công trình.

1.2 Đường thi công xây dựng công trình nếu kết hợp làm đường giao thông hay làm đường quản lý công trình đó, ngoài việc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong tiêu chuẩn này còn phải tuân theo TCVN 4054 : 2005.

2 Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này:

TCVN 4054 : 2005 : Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế.

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Đường thi công (Construction roads)

Đường giao thông dùng để thi công xây dựng công trình. Đường thi công bao gồm hai loại sau:

a) Đường ngoài công trường : tuyến đường nối từ đường giao thông chính ở khu vực (đường sắt, đường bộ, đường thủy) vào tới vị trí xây dựng công trình.

b) Đường nội bộ công trường : tuyến đường nằm trong phạm vi tổng mặt bằng thi công công trình.

3.2

Cấp công trình (Construction grade)

Cấp công trình là căn cứ để xác định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ theo các mức khác nhau phù hợp với quy mô và tầm quan trọng của công trình, là cơ sở và căn cứ pháp lý để quản lý hoạt động xây dựng. Cấp thiết kế công trình là cấp công trình. Công trình thủy lợi được phân thành 5 cấp (cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV) tùy thuộc vào quy mô và tầm quan trọng của công trình.

4 Yêu cầu kỹ thuật chung

4.1 Phân cấp đường thi công

4.1.1 Cấp đường thi công công trình thủy lợi, thủy điện phụ thuộc vào cường độ vận chuyển, lấy theo khối lượng vận chuyển trung bình tháng trong thời kỳ thi công có cường độ thi công lớn nhất trong tổng tiến độ thi công công trình thủy lợi đã được duyệt và thời gian sử dụng của tuyến đường.

4.1.2 Trong tiêu chuẩn này, đường thi công khi không có yêu cầu kết hợp làm đường giao thông hoặc đường quản lý công trình thủy lợi, có thời hạn sử dụng từ 1 năm đến 5 năm, được chia làm bốn cấp (cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV) quy định ở bảng 1.

Bảng 1 – Phân cấp thiết kế đường thi công

Cấp đường

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9162:2012 về Công trình thủy lợi - Đường thi công - Yêu cầu thiết kế

  • Số hiệu: TCVN9162:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản