Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT THỦY TINH - CÁT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CỠ HẠT
Raw materials for producing of glass - Sand - Method for determination of particle size
Lời nói đầu
TCVN 9038:2011 được chuyển đổi từ TCXD 158:1986 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9038:2011 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT THỦY TINH - CÁT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CỠ HẠT
Raw materials for producing of glass - Sand - Method for determination of particle size
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định thành phần cỡ hạt cho cát làm nguyên liệu để sản xuất thủy tinh.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 9037:2011 Cát sử dụng trong công nghiệp thủy tinh - Phương pháp lấy mẫu.
Xác định thành phần cỡ hạt của cát thạch anh bằng phương pháp sàng phân loại.
4.1. Bộ sàng tiêu chuẩn gồm các sàng có kích thước mắt lưới 0,8 mm; 0,5 mm; 0,315 mm; 0,1 mm.
4.2. Cân thí nghiệm có sai số không quá 0,01 g.
4.3. Tủ sấy có bộ điều chỉnh nhiệt độ, đảm bảo nhiệt độ sấy từ 105 °C đến 110 °C.
4.4. Máy sàng cỡ hạt (nếu có).
Từ mẫu trung bình đã chuẩn bị theo 2.2 trong TCVN 9037:2011 sấy ở nhiệt độ (105 110) °C đến khối lượng không đổi. Cân khoảng 500 g cát, sàng qua bộ lưới sàng theo thứ tự mắt sàng là 0,8 mm; 0,5 mm; 0,315 mm; 0,1 mm, có thể tiến hành sàng bằng tay hoặc bằng máy.
Khi sàng bằng tay, thời gian sàng phải kéo dài đến khi kiểm tra thấy trong một phút lượng cát lọt qua sàng không lớn hơn 0,1 % khối lượng mẫu thử.
Có thể xác định thời điểm kết thúc sàng bằng phương pháp đơn giản như sau: đặt tờ giấy hứng dưới mỗi lưới sàng, sàng đều cho đến khi không thấy cát rơi xuống giấy nữa thì dừng lại. Cân lượng cát trên mỗi lưới sàng và ghi lại kết quả.
Phần khối lượng còn lại trên mỗi lưới sàng (X), tính bằng phần trăm (%), theo công thức sau:
trong đó:
mi là khối lượng cát còn lại trên mỗi lưới sàng, tính bằng gam (g);
m là khối lượng cát đem sàng, tính bằng gam (g).
Chênh lệch giữa hai kết quả xác định song song không lớn hơn 0,1 %.
Báo cáo thử nghiệm bao gồm các thông tin sau:
- thông tin về mẫu (tên mẫu, loại mẫu,...);
- các thông số trong quá trình thử và kết quả thử;
- các ghi nhận khác trong quá trình thử nghiệm;
- ngày và người tiến hành thử nghiệm;
- viện dẫn tiêu chuẩn này.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 136:1985 về thủy tinh - cát để sản xuất thủy tinh – phương pháp chuẩn bị mẫu trong phòng thí nghiệm để phân tích hóa học - quy định chung
- 2Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 137:1985 về thủy tinh - cát để sản xuất thủy tinh – phương pháp phân tích hoá học - xác định hàm lượng sắt ôxyt
- 3Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 138:1985 về thủy tinh - cát để sản xuất thủy tinh - phương pháp phân tích hoá học - xác định hàm lượng titan đioxyt
- 4Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 139:1985 về thủy tinh - cát để sản xuất thủy tinh - phương pháp phân tích hóa học - xác định hàm lượng đồng oxyt
- 5Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 291:2002 về Nguyên liệu để sản xuất thủy tinh xây dựng - Đá vôi do Bộ Xây dựng ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9036:2011 về Nguyên liệu để sản xuất thủy tinh - Cát - Yêu cầu kỹ thuật
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9172:2012 về Thủy tinh không màu - Phương pháp xác định hàm lượng Silic đioxit
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6926:2001 về Nguyên liệu để sản xuất thuỷ tinh xây dựng - Đôlômit
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 158:1986 về cát sử dụng trong công nghiệp thủy tinh - phương pháp xác định thành phần cỡ hạt
- 4Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 136:1985 về thủy tinh - cát để sản xuất thủy tinh – phương pháp chuẩn bị mẫu trong phòng thí nghiệm để phân tích hóa học - quy định chung
- 5Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 137:1985 về thủy tinh - cát để sản xuất thủy tinh – phương pháp phân tích hoá học - xác định hàm lượng sắt ôxyt
- 6Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 138:1985 về thủy tinh - cát để sản xuất thủy tinh - phương pháp phân tích hoá học - xác định hàm lượng titan đioxyt
- 7Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 139:1985 về thủy tinh - cát để sản xuất thủy tinh - phương pháp phân tích hóa học - xác định hàm lượng đồng oxyt
- 8Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 291:2002 về Nguyên liệu để sản xuất thủy tinh xây dựng - Đá vôi do Bộ Xây dựng ban hành
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9036:2011 về Nguyên liệu để sản xuất thủy tinh - Cát - Yêu cầu kỹ thuật
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9037:2011 về Nguyên liệu để sản xuất thủy tinh - Cát - Phương pháp lấy mẫu
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9172:2012 về Thủy tinh không màu - Phương pháp xác định hàm lượng Silic đioxit
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6926:2001 về Nguyên liệu để sản xuất thuỷ tinh xây dựng - Đôlômit
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9038:2011 về Nguyên liệu để sản xuất thủy tinh - Cát - Phương pháp xác định thành phần cỡ hạt
- Số hiệu: TCVN9038:2011
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2011
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra