THỰC PHẨM - XÁC ĐỊNH NATRI BORAT VÀ AXIT BORIC - PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH VÀ BÁN ĐỊNH LƯỢNG
Foodstuffs - Determination of sodium borate and boric acid - Qualitative and semiquantitative method
Lời nói đầu
TCVN 8895:2012 do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THỰC PHẨM - XÁC ĐỊNH NATRI BORAT VÀ AXIT BORIC - PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH VÀ BÁN ĐỊNH LƯỢNG
Foodstuffs - Determination of sodium borate and boric acid - Qualitative and semiquantitative method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp định tính và bán định lượng để xác định natri borat và axit boric trong thực phẩm.
2. Phương pháp định tính axit boric và natri borat
2.1. Nguyên tắc
Mẫu thực phẩm được axit hóa bằng axit clohydric, sau đó đem đun nóng trên nồi cách thủy. Axit boric (H3BO3) hoặc natri borat (Na2B4O7) được phát hiện bằng giấy nghệ. Khi có mặt axit boric hoặc natri borat thì giấy nghệ chuyển từ màu vàng sang đỏ cam, giấy nghệ này sẽ chuyển thành màu xanh đậm trong môi trường kiềm và chuyển lại màu đỏ hồng trong môi trường axit.
2.2. Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và chỉ sử dụng nước cất không chứa borat hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ khi có quy định khác.
2.2.1. Axit clohydric (HCl), nồng độ 36%.
2.2.2. Dung dịch amoniac, nồng độ 25%.
2.2.3. Nước vôi trong hoặc dung dịch canxi hydroxit.
2.2.4. Giấy nghệ
Cân từ 1,5 g đến 2,0 g bột nghệ, cho vào bình nón dung tích 250 ml, thêm 100 ml cồn 800. Lắc mạnh trong 5 min rồi lọc qua giấy lọc vào đĩa thủy tinh đáy phẳng (ví dụ: đĩa Petri). Nhúng giấy lọc vào dịch lọc cho thấm đều. Lấy giấy lọc ra, để khô ở nhiệt độ phòng, sau khoảng 1 h cắt giấy lọc thành những dải giấy có kích thước 1 cm x 6 cm.
Có thể chuẩn bị giấy nghệ từ nghệ tươi.
Bảo quản giấy nghệ trong lọ kín, tránh ánh sáng, ẩm và CO2, SO2, NH3, NO… Sử dụng giấy nghệ trong vòng 10 ngày sau khi chuẩn bị.
2.2.5. Sợi len lông cừu
2.3. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể các thiết bị, dụng cụ sau:
2.3.1. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.
2.3.2. Cối và chày sứ.
2.3.3. Nồi cách thủy.
2.3.4. Lò nung.
2.3.5. Cốc có mỏ.
2.3.6. Đũa thủy tinh.
2.3.7. Pipet.
2.4. Lấy mẫu
Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện. Mẫu không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.
2.5. Cách tiến hành
2.5.1. Chuẩn bị mẫu thử
Nghiền nhỏ mẫu thử trong cối sứ (2.3.2), nếu cần. Chuyển mẫu thử đã nghiền vào cốc có mỏ (2.3.5) có dung tích thích hợp. Đun nhẹ mẫu thử trên nồi cách thủy (2.3.3) cùng với lượng nước vừa đủ để mẫu thử rắn hoặc bán rắn chuyển sang dạng lỏng. Axit hóa mẫu bằng axit clohydric, sử dụng 7 ml dung dịch HCl (2.2.1) cho 100 ml mẫu thử dạng lỏng.
CHÚ THÍCH 1: Nếu mẫu có chứa chất béo thì làm lạnh dịch lỏng bằng nước đá hoặc để trong tủ lạnh rồi gạn bỏ lớp chất béo đã đông lại.
CHÚ THÍCH 2: Nếu mẫu có màu thì cho sợi len lông cừu (2.2.5) vào dịch lọc để khử màu.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9724:2013 (EN 14132:2009) về Thực phẩm - Xác định Ochratoxin A trong cà phê rang và lúa mạch - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) có làm sạch bằng cột miễn nhiễm
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8427:2010 (EN 14546:2005) về thực phẩm - xác định nguyên tố vết - xác định Asen tổng số bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử giải phóng hydrua (HGAAS) sau khi tro hóa
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8473:2010 (EN 15086:2006) về thực phẩm - Xác định isomalt, lactitol, maltitol, mannitol, sorbitol và xylitol
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9049:2012 về Thực phẩm - Xác định Clostridium botulinum và độc tố của chúng bằng phương pháp vi sinh
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7993:2009 (EN 13806:2002) về Thực phẩm - Xác định các nguyên tố vết - Xác định thủy ngân bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử hơi-lạnh (CVAAS) sau khi phân hủy bằng áp lực
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8160-3:2010 (EN 12014-3:2005) về Thực phẩm - Xác định hàm lượng nitrat và/hoặc nitrit - Phần 3: Xác định hàm lượng nitrat và nitrit trong sản phẩm thịt bằng phương pháp đo phổ sau khi khử nitrat thành nitrit bằng enzym
- 1Quyết định 3390/2000/QĐ-BYT ban hành "Thường quy kỹ thuật định tính và bán định lượng Natri Borat và Acid Boric trong thực phẩm" của Bộ trưởng Bộ Y tế
- 2Quyết định 2516/QĐ-BKHCN năm 2012 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9724:2013 (EN 14132:2009) về Thực phẩm - Xác định Ochratoxin A trong cà phê rang và lúa mạch - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) có làm sạch bằng cột miễn nhiễm
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8427:2010 (EN 14546:2005) về thực phẩm - xác định nguyên tố vết - xác định Asen tổng số bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử giải phóng hydrua (HGAAS) sau khi tro hóa
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8473:2010 (EN 15086:2006) về thực phẩm - Xác định isomalt, lactitol, maltitol, mannitol, sorbitol và xylitol
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9049:2012 về Thực phẩm - Xác định Clostridium botulinum và độc tố của chúng bằng phương pháp vi sinh
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7993:2009 (EN 13806:2002) về Thực phẩm - Xác định các nguyên tố vết - Xác định thủy ngân bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử hơi-lạnh (CVAAS) sau khi phân hủy bằng áp lực
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8160-3:2010 (EN 12014-3:2005) về Thực phẩm - Xác định hàm lượng nitrat và/hoặc nitrit - Phần 3: Xác định hàm lượng nitrat và nitrit trong sản phẩm thịt bằng phương pháp đo phổ sau khi khử nitrat thành nitrit bằng enzym
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8895:2012 về thực phẩm - Xác định natri borat và axit boric - Phương pháp định tính và bán định lượng
- Số hiệu: TCVN8895:2012
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2012
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực