SỮA - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PROTEIN - PHƯƠNG PHÁP NHUỘM ĐEN AMIDO (PHƯƠNG PHÁP THÔNG THƯỜNG)
Milk - Determination of protein content - Amido black dye-binding method (Routine method)
Lời nói đầu
TCVN 7774:2007 hoàn toàn tương đương với ISO 5542:1984;
TCVN 7774:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
SỮA - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PROTEIN - PHƯƠNG PHÁP NHUỘM ĐEN AMIDO (PHƯƠNG PHÁP THÔNG THƯỜNG)
Milk - Determination of protein content - Amido black dye-binding method (Routine method)
1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp nhuộm đen amido để xác định hàm lượng protein trong sữa như một phương pháp thông thường.
Do thành phần của vật liệu nhuộm đen amido có thể thay đổi, nên phương pháp đã được mô tả là theo kinh nghiệm và phụ thuộc vào hằng số liên quan đến hàm lượng protein thu được từ việc xác định hàm lượng nitơ trong sữa bằng phương pháp chuẩn Kjeldahl (ví dụ: như mô tả trong IDF Standard 20).
1.2. Phương pháp này có thể áp dụng cho sữa tươi nguyên liệu hoặc sữa nguyên chất, sữa tách một phần chất béo và sữa gầy đã xử lý nhiệt hoặc chế biến bằng cơ học (ví dụ: thanh trùng, tiệt trùng, đồng hóa, hoàn nguyên), với điều kiện là các mẫu này ở trạng thái tốt. Trong một vài trường hợp, phương pháp này cũng có thể áp dụng cho các mẫu đã được bảo quản (xem 10.1).
Phương pháp này cho phép xác định đơn giản và nhanh về hàm lượng protein trong sữa và thích hợp cho một phép xác định đơn lẻ hoặc cho các phép xác định trên một số lượng nhỏ các mẫu và cho một dãy nhiều phép xác định. Đối với một dãy các phép xác định, cần đến các thiết bị đặc thù (nghĩa là dụng cụ pipet nhiều đầu, các máy ly tâm) (xem 6.4 và 6.7) và thường xuyên kiểm tra các mẫu kiểm chứng về việc hiệu chỉnh “độ trệch” (xem 8.6.2). Vì phương pháp này tốn nhiều thời gian hiệu chuẩn, nên các phòng thử nghiệm mà chỉ thực hiện một vài phép xác định trên các loại mẫu cụ thể và thường trông cậy vào các phòng thử nghiệm trung tâm về các dung dịch nhuộm và các mẫu kiểm chứng.
CHÚ THÍCH: Tùy theo nguồn gốc của mẫu và phương pháp chuẩn được sử dụng mà phương pháp mô tả trong tiêu chuẩn này có thể được dùng không những cho phép xác định thông thường về hàm lượng protein trong sữa (nghĩa là nitơ tổng số x 6,38) mà còn để xác định hàm lượng “protein thực” hoặc có cải biến cho hàm lượng protein casein hoặc protein whey trong sữa bò và sữa thu được từ các loài động vật khác (dê, cừu…).
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 6400 (ISO 707), Sữa và sản phẩm sữa – Hướng dẫn lấy mẫu.
IDF Standard 20: Determination of protein content of milk by the Kjeldahl method (Xác định hàm lượng protein trong sữa bằng phương pháp Kjeldahl).
Trong tiêu chuẩn này áp dụng định nghĩa sau:
Hàm lượng protein (protein content)
Giá trị qui ước thu được bằng cách nhân hàm lượng nitơ xác định được bằng phương pháp Kjeldahl (ví dụ: như mô tả trong IDF Standard 20) tính bằng phần trăm khối lượng, với một hệ số thích hợp.
CHÚ THÍCH: Cần chú ý để phân biệt "hàm lượng protein" của sữa theo định nghĩa trên đây với "hàm lượng protein thực" mà đã loại bỏ phần nitơ phi protein (NPN) của sữa.
Cho dung dịch đen amido được đệm ở pH 2,4, vào phần mẫu thử, kết quả tạo thành phức chất protein nhuộm màu không hòa tan. Loại bỏ hợp chất không tan này bằng ly tâm
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7774:2007 (ISO 5542:1984) về Sữa - Xác định hàm lượng protein - Phương pháp nhuộm đen amido (phương pháp thông thường)
- Số hiệu: TCVN7774:2007
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2007
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực