Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7203 : 2009

MÃ SỐ MÃ VẠCH VẬT PHẨM - YÊU CẦU KIỂM TRA XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG MÃ VẠCH

Article number and bar code - Bar code quality verifying requirements

Li nói đu

TCVN 7203 : 2009 thay thế TCVN 7203 : 2002.

TCVN 7203 : 2009 hoàn toàn phù hợp với Quy định kỹ thuật chung của tổ chức mã số mã vạch quốc tế (GS1 General Specification).

TCVN 7203 : 2009 do Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1/SC31 "Thu thập dữ liệu tự động" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÃ SỐ MÃ VẠCH VẬT PHẨM - YÊU CẦU KIỂM TRA XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG MÃ VẠCH

Article number and bar code - Bar code quality verifying requirements

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật của GS1 chưa được nêu trong TCVN 7626 : 2008 (ISO/IEC 15416 : 2000) về các thông số được sử dụng để kiểm tra xác nhận chất lượng các loại mã vạch một chiều.

1.2. Tiêu chuẩn này được áp dụng cùng TCVN 7626 : 2008 (ISO/IEC 15416 : 2000).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 6512: 2007, Mã số mã vạch vật phẩm - Mã số đơn vị thương mại - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 7200: 2007, Mã số mã vạch vật phẩm - Mã côngtenơ vận chuyển theo xê-ri (SSCC) - Quy định kỹ thuật.

TCVN 7626: 2008 (ISO/IEC 15416: 2000), Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu thập dữ liệu tự động - Yêu cầu kỹ thuật đối với kiểm tra chất lượng in mã vạch - Mã vạch một chiều.

TCVN 7825: 2007 (ISO/IEC 15420: 2000), Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu thập dữ liệu tự động - Yêu cầu kỹ thuật mã vạch - EAN/UPC.

3. Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt

3.1. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1.1. Mã vạch (bar code)

Một dãy các vạch và khoảng trống song song, xen kẽ, được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số) dưới dạng máy quét (scanner) có thể đọc được.

3.1.2. Phim chủ (film master)

Bản thiết kế mã vạch được thể hiện ở dạng phim, được dùng cùng chế bản in để in mã vạch trên nhãn hoặc trên bao bì vật phẩm.

3.1.3. Vùng trống (quiet zone)

Các vùng để trắng ở bên trái và bên phải mã vạch.

3.1.4. Kích thước X (X dimension)

Chiều rộng của yếu tố hẹp hay chiều rộng của một mô-đun đơn được quy định trong mã vạch.

CHÚ THÍCH Phạm vi của kích thước X được quy định bởi quy định kỹ thuật ứng dụng, liên quan đến tính sẵn có của thiết bị sản xuất, đọc mã vạch và phù hợp với yêu cầu chung của ứng dụng. Kích thước X là hằng số đối với toàn bộ mã vạch đã cho.

3.1.5. Mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN - global trade item number)

Mã số vật phẩm (sản phẩm, hàng hóa) được cấu tạo từ mã doanh nghiệp, bao gồm các loại mã số GTIN-13, GTIN-14, GTIN-8 và GTIN-12.

3.1.6. Đầu mã GS1 (GS1 prefix)

Số có 2 hoặc nhiều chữ số do GS1 quốc tế quản lý, quy định dạng và ý nghĩa của một chuỗi yếu tố c

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7203:2009 (GS1 General Specification) về Mã số mã vạch vật phẩm - Yêu cầu kiểm tra xác nhận chất lượng mã vạch

  • Số hiệu: TCVN7203:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản