Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THIẾT BỊ ĐIỆN DÙNG TRONG MỎ HẦM LÒ PHẦN 2: VỎ ĐƯỢC THỔI DƯỚI ÁP SUẤT DƯ DẠNG BẢO VỆ “p”
Electrical apparatus for use in underground mine Part 2: Pressurized enclosures Type of protection “p”
Lời nói đầu
TCVN 7079-2: 2002 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC82/SC1“Thiết bị an toàn mỏ” biên soạn, trên cơ sở IEC 79-2, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
THIẾT BỊ ĐIỆN DÙNG TRONG MỎ HẦM LÒ PHẦN 2: VỎ ĐƯỢC THỔI DƯỚI ÁP SUẤT DƯ DẠNG BẢO VỆ “p”
Electrical apparatus for use in underground mine -Part 2: Pressurized enclosures - Type of protection “p”
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò có vỏ được thổi dưới áp suất dư - dạng bảo vệ “p”.
Thiết bị có dạng bảo vệ “p” phải hoàn toàn tuân theo những yêu cầu tương ứng của TCVN 7079-0.
TCVN 7079-0:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 0: Yêu cầu chung.
TCVN 7079-7:2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 7: Tăng cường độ tin cậy - Dạng bảo vệ “e”.
IEC 79-8 Electrical apparatus for explosive gas atmospheres - Part 8: Classification of maximum surface temparatures (Thiết bị điện dùng trong môi trường có khí nổ - Phần 8: Phân loại nhiệt độ tốiđa trên bề mặt).
IEC 529: 1989 Degrees of protection provided by enclosures (IP Code) (Phân loại cấp bảo vệcho vỏ thiết bị).
Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau đây:
3.1.Dạng bảo vệ “p” (Type of protection “p”)
Dạng bảo vệ đảm bảo cho thiết bị điện làm việc an toàn bằng cách dùng khí thổi dưới áp suất dư.
3.2.Khí bảo vệ (Protective gas)
Khí được duy trì ở áp suất dư hoặc có tác dụng pha loãng khí hoặc hơi nguy hiểm cháy nổ đến mức độ thấp hơn giới hạn nổ. Khí bảo vệ có thể là không khí, nitơ hoặc bất kỳ khí không bắt cháy nào khác hoặc hỗn hợp của các khí này.
3.3.Duy trì áp suất dư (Pressurization)
Lượng khí bảo vệ có áp suất lớn hơn áp suất của khí quyển bên ngoài được duy trì ở trong vỏ thiếtbị nhằm ngăn ngừa khí nguy hiểm nổ thâm nhập từ bên ngoài vào trong vỏ thiết bị.
3.4.Vệ sinh làm sạch (Purging)
Quá trình thổi qua vỏ thiết bị và các ống hút, xả của chúng một lượng khí bảo vệ trước khi cấp điện cho chúng. Điều này làm cho bầu không khí ban đầu thay đổi và duy trì nồng độ khí trong đó ở mức thấp hơn giới hạn nổ.
3.5.Duy trì áp suất dư nhờ tuần hoàn khí bảo vệ (Pressurization by circulation of protective gas)
Lượng khí có áp suất dư duy trì ở trong vỏ thiết bị bằng cách sau khi vệ sinh làm sạch vỏ được khíbảo vệ liên tục thổi qua.
3.6.Duy trì áp suất dư bằng bù đắp rò khí (Pressurization with leakage compensation)
Lượng khí có áp suất dư được cấp liên tục vào trong vỏ thiết bị nhằm bù đắp sự rò khí do xuất hiện những lỗ hổng, khe hở sau khi vệ sinh làm sạch.
3.7.Pha loãng liên tục (Continuous dilution)
Kỹ thuật cấp khí bảo vệ liên tục vào trong vỏ thiết bị có chứa những nguồn khí và hơi nguy hiểm nổ nhằm mục đích pha loãng khí và hơi nguy hiểm nổ nếu như nó xuất hiện.
3.8.Thiết bị có khả năng gây kích nổ (Ignition-capable apparatus)
Thiết bị trong quá trình làm việc bình thường phát ra các tia lửa, bề mặt nung nóng hoặc ngọn lửacó khả năng gây bốc lửa môi trường khí nổ.
3.9 Hư hỏng lộ rõ (Self-revealing fault)
Hư hỏng dẫn đến hoạt động sai chức năng của thiết bị, đòi hỏi cần phải có hiệu chỉnh trước khi cho thiết bị tiếp tục vận hành. Các hư hỏng này có thể được nhận biết bằng tín hiệu âm thanh hoặc tín hiệu hiển thị.
3.10. Nguồn khí hoặc hơi gây bốc lửa từ bên trong (Internal source of flammable gas or vapour)
Phần tử của thiết bị điện trong quá trình làm việc bình thường cũng như trong trường hợp sự cố đểthoát ra một lượng khí và hơi nguy hiểm cháy nổ, ví dụ như d
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6734:2000 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Yêu cầu an toàn về kết cấu và sử dụng
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7006:2007 (ISO 21647 : 2004) về Thiết bị điện y tế - Yêu cầu riêng về an toàn cơ bản và tính năng thiết yếu của máy theo dõi khí thở
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-11:2002 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò – Phần 11: An toàn tia lửa – Dạng bảo vệ “i”
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-1:2002 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 1: Vỏ không xuyên nổ - Dạng bảo vệ “d”
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-5:2002 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 5: Thiết bị đổ đầy cát - Dạng bảo vệ “q”
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-6:2002 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 6: Thiết bị đổ đầy dầu - Dạng bảo vệ “0”
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-18:2003 về Thiết bị điện dùng trong hầm lò - Phần 18: Đổ đầy chất bao phủ - Dạng bảo vệ "m"
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Quyết định 12/2002/QĐ-BKHCN về Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-0:2002 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 0: Yêu cầu chung
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6734:2000 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Yêu cầu an toàn về kết cấu và sử dụng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7006:2007 (ISO 21647 : 2004) về Thiết bị điện y tế - Yêu cầu riêng về an toàn cơ bản và tính năng thiết yếu của máy theo dõi khí thở
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-7:2002 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 7: Tăng cường độ tin cậy - Dạng bảo vệ “e”
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-11:2002 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò – Phần 11: An toàn tia lửa – Dạng bảo vệ “i”
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-1:2002 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 1: Vỏ không xuyên nổ - Dạng bảo vệ “d”
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-5:2002 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 5: Thiết bị đổ đầy cát - Dạng bảo vệ “q”
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-6:2002 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 6: Thiết bị đổ đầy dầu - Dạng bảo vệ “0”
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-18:2003 về Thiết bị điện dùng trong hầm lò - Phần 18: Đổ đầy chất bao phủ - Dạng bảo vệ "m"
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-2:2002 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 2: Vỏ được thổi dưới áp suất dư - Dạng bảo vệ “p”
- Số hiệu: TCVN7079-2:2002
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 04/12/2002
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra