Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6965 : 2001

ISO 266 : 1997

ÂM HỌC – TẦN SỐ ƯU TIÊN

Acoustics - Preferred frequencies

Lời nói đầu

TCVN 6965 : 2001 hoàn toàn tương đương với ISO 266 :1997.

TCVN 6965 : 2001 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN / TC 43 - SC1 "Rung và va chạm" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này quy định dãy tần số ưu tiên nhằm cung cấp một cơ sở chung để so sánh các kết quả đo âm học.

Dãy tần số được tham chiếu theo tần số chuẩn 1000 Hz đồng thời cũng là tần số chuẩn để định nghĩa phôn (xem TCVN 6398-7:1999/ISO 31-7).

Sự quy định dãy tần số ưu tiên làm giảm đến mức tối thiểu số các tần số mà tại đó các thông số âm học cần phải được lập thành bảng. Có thể các thiết bị đo cũng được thiết kế chế tạo riêng biệt theo những tần số này.

Dãy tần số ưu tiên được quy định sử dụng luỹ thừa 10 và vì vậy nó thuận tiện cho việc mở rộng đến các dãy tần số siêu âm và tần số hạ âm. Các dãy tần số khác được sử dụng là dựa trên định nghĩa octa khi tỷ lệ tần số là 1: 2. Các tần số của dãy này được tính toán như là lũy thừa 2 (dãy cơ số hai theo IEC 1260).

Đúng ra, hai dãy này là không tương hợp với nhau.Tuy nhiên, dãy cơ số hai này có thể được chấp nhận như là xấp xỉ với dãy cơ số mười vì thực tế là 2 1/3 = 1,2599... rất gần bằng với 10 1/10 = 1,2589...

Xem xét thực tế cho thấy cần có việc làm tròn số: 500 Hz được viết ra thay cho vì viết 501,187233...Hz, là tần số chính xác từ dãy cơ số mười. Giá trị được tính từ tần số chính xác được thể hiện theo năm số có nghĩa được cho trong cột thứ hai của bảng 1. Theo cách này, độ lệch đơn tối đa trong dải tần số từ 20 Hz đến 20000 Hz, giữa các tần số ưu tiên làm tròn và các tần số tính được cho dãy cơ số mười và dãy cơ số hai là 0,94 % và 1,59 % tương ứng.

 

ÂM HỌC – TẦN SỐ ƯU TIÊN

Acoustics - Preferred frequencies

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các tần số ưu tiên cho các phép đo âm học. Các tần số ưu tiên này được dựa trên dãy ưu tiên R10 trong TCVN 142: 1988 và tần số chuẩn 1000 Hz.

Đối với hầu hết các phép đo âm và trình bày dữ liệu âm học, khoảng tần số dựa trên mức tăng phần trăm không đổi nói chung là được ưu tiên và sau đó các tần số thử nghiệm hình thành ra một dãy cấp số nhân. Đối với các phép đo âm cụ thể, mức tăng tần số không đổi là một khoảng phù hợp.

Tiêu chuẩn này đề cập đến dãy cấp số nhân và không nhằm áp dụng cho những trường hợp khi một số gia tần số không đổi, hoặc khoảng cụ thể khác, sẽ phù hợp hơn, hoặc khi có các lý do tốt hơn để chấp nhận hay làm trễ các tần số khác.

Tiêu chuẩn này không đề cập đến

- Các tần số âm nhạc;

- Các tần số đo thính giác;

- Dãy số ngoài dãy R10 nêu trong TCVN 142: 1988*.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 142: 1988* Số ưu tiên - Dãy số ưu tiên.

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau

3.1. Tần số chính xác: Tần số, tính bằng héc, được tính theo công thức sau:

f = 10n/10 fr

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6965:2001 (ISO 266 : 1997) về Âm học - Tần số ưu tiên

  • Số hiệu: TCVN6965:2001
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản