Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6775 : 2000

IEC 651: 1979

ÂM HỌC – MÁY ĐO MỨC ÂM

Sound level meters

Lời nói đầu

TCVN 6775 : 2000 hoàn toàn tương đương với IEC 651 : 1979 và Sửa đổi 1: 1993.

TCVN 6775 : 2000 do Ban Kỹ thuật TCVN/TC 43 Âm học và Cục đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

ÂM HỌC - MÁY ĐO MỨC ÂM

Sound level meters

1 Phạm vi áp dụng

1.1 Qui định chung

Tiêu chuẩn này mô tả các máy đo mức âm (máy đo sau đây được gọi tắt là máy đo) để đo các mức áp suất âm theo trọng số tần số và trọng số thời gian nào đó.

1.2 Các cấp máy đo

Tiêu chuẩn này quy định các máy đo theo 4 cấp chính xác, được ấn định là các cấp 0,1,2 và 3.

1.3 Dung sai

Yêu cầu kỹ thuật đối với các máy đo cấp 0,1,2 và 3 là có cùng các giá trị trung tâm và chỉ khác nhau ở các dung sai cho phép. Nói chung dung sai được mở rộng khi chỉ số cấp tăng lên và khác nhau đối với các cấp khác nhau và do đó ảnh hưởng đáng kể tới chi phí sản xuất.

1.4 Các đặc tính được quy định

Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính sau đây của máy đo:

a) đặc tính hướng

b) đặc tính trọng số tần số

c) đặc tính phát hiện và chỉ thị theo trọng số thời gian

d) độ nhạy đối với các môi trường khác nhau

1.5 Thử nghiệm quy định

Tiêu chuẩn này quy định các phép thử điện và âm để kiểm tra sự phù hợp với các đặc tính được quy định (xem 1.4). Tiêu chuẩn này cũng trình bày phương pháp hiệu chuẩn độ nhạy tuyệt đối.

2 Mục đích và yêu cầu chung

2.1 Mục đích

Do sự phức tạp trong sự thu nhận âm thanh của thính giác người, hiện nay không thể thiết kế được một thiết bị đo tiếng ồn khách quan để có những kết quả có thể so sánh tuyệt đối với những kết quả đạt được bằng các phương pháp chủ quan cho tất cả các loại tiếng ồn. Tuy nhiên điều cần thiết là phải tiêu chuẩn hóa thiết bị đo để có thể đo âm thanh ở các điều kiện quy định chặt chẽ sao cho người sử dụng thiết bị đo luôn có được kết quả trong phạm vi dung sai đã đưa ra.

Mục đích của tiêu chuẩn này là để đảm bảo độ chính xác và độ ổn định quy định của một máy đo cụ thể và giảm tới mức thấp nhất có thể được những khác nhau bất kỳ trong các phép đo tương đương được thực hiện với các thiết bị có chủng loại khác nhau thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

2.2 Áp dụng

Máy đo cấp 0 là chuẩn so sánh của phòng thí nghiệm. Máy đo cấp 1 thích hợp cho các ứng dụng thí nghiệm và ngoài hiện trường nơi môi

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6775:2000 (IEC 651: 1979) về Âm học - Máy đo mức âm

  • Số hiệu: TCVN6775:2000
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2000
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản