Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐỤC - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP BÁN ĐỊNH LƯỢNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ ĐỘ TRONG CỦA NƯỚC
Water quality- Determination of turbidity - Part 2: Semi-quantitative methods for the assessment of transparency of water
Lời nói đầu
TCVN 12402-2:2020 và TCVN 12402-1:2021 thay thế TCVN 6184:2008.
TCVN 12402-2:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 7027-2:2019.
TCVN 12402-2:2020 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 147 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 12402 (ISO 7027), Chất lượng nước - Xác định độ đục gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 12402-1:2020 (ISO 7027-1:2016), Phần 1: Phương pháp định lượng.
- TCVN 12402-2:2021 (ISO 7027-2:2019), Phần 2: Phương pháp bán định lượng để đánh giá độ trong của nước.
Lời giới thiệu
Độ đục trong nước là do sự có mặt của các chất không phân hủy và/hoặc chất keo và các sinh vật nhỏ (ví dụ: vi khuẩn, thực vật phù du và động vật phù du) trong nước. Độ đục làm thay đổi điều kiện chiếu sáng ở vùng nước bề mặt bởi sự hấp thụ và tán xạ ánh sáng và do đó ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của những vùng nước này. Để đánh giá chỉ thị về điều kiện chiếu sáng của nước hoặc độ trong của nước, có thể sử dụng các phương pháp bán định lượng (Tài liệu tham khảo [2]).
Các phép đo độ trong có thể bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các chất hấp thụ ánh sáng hòa tan (các chất truyền màu) cũng như bởi các hạt (như trầm tích).
Trong các phương pháp bán định lượng như xác định độ sâu trong bằng đĩa Secchi, phản xạ trên mặt nước có thể gây nhiễu. Chúng thường phụ thuộc vào các điều kiện ánh sáng và gió.
CHÚ THÍCH: Kết quả của nghiên cứu xác nhận giá trị của tiêu chuẩn này được nêu trong Phụ lục B.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐỤC - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP BÁN ĐỊNH LƯỢNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ ĐỘ TRONG CỦA NƯỚC
Water quality- Determination of turbidity - Part 2: Semi-quantitative methods for the assessment of transparency of water
CẢNH BÁO - Người sử dụng tiêu chuẩn này cần phải thành thạo các phép thực hành cơ bản trong phòng thử nghiệm. Tiêu chuẩn này không đề cập tới mọi vấn đề an toàn liên quan đến người sử dụng. Trách nhiệm của người sử dụng là phải bảo đảm an toàn và có sức khỏe phù hợp với các quy định của quốc gia.
QUAN TRỌNG - Chỉ những nhân viên được đào tạo phù hợp mới được tiến hành phép thử theo tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp bán định lượng để đánh giá độ trong của nước:
a) Đo khoảng nhìn thấy bằng ống thử độ trong (áp dụng cho nước trong và hơi đục), xem Điều 4;
b) Đo khoảng nhìn thấy ở các lớp nước phía trên bằng đĩa đo độ trong (đặc biệt áp dụng cho nước mặt, nước tắm, nước thải và thường sử dụng cho quan trắc biển), xem 5.1;
c) Đo độ nhìn được qua các thợ lặn ở một độ sâu định trước, xem 5.2.
CHÚ THÍCH: Phép đo định lượng sử dụng máy đo độ đục hoặc máy đo độ đục quang học được mô tả trong TCVN 12402-1 (ISO 7027-1).
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
CIE Publication No. 17, International lighting vocabulary (Từ vựng quốc tế về ánh sáng).
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-24:2020 (ISO 5667-24:2016) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 24: Hướng dẫn đánh giá chất lượng lấy mẫu nước
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12960:2020 (ISO 12846:2012) về Chất lượng nước - Xác định thủy ngân - Phương pháp sử dụng phổ hấp thụ nguyên tử (ASS) có làm giàu và không làm giàu
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13247:2020 (ISO 20469:2018) về Hướng dẫn phân cấp chất lượng nước cho tái sử dụng nước
- 1Quyết định 3497/QĐ-BKHCN năm 2021 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Chất lượng nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6184:2008 (ISO 7027 : 1999) về Chất lượng nước - Xác định độ đục
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12402-1:2020 (ISO 7027-1:2016) về Chất lượng nước - Xác định độ đục - Phần 1: Phương pháp định lượng
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-24:2020 (ISO 5667-24:2016) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 24: Hướng dẫn đánh giá chất lượng lấy mẫu nước
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12960:2020 (ISO 12846:2012) về Chất lượng nước - Xác định thủy ngân - Phương pháp sử dụng phổ hấp thụ nguyên tử (ASS) có làm giàu và không làm giàu
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13247:2020 (ISO 20469:2018) về Hướng dẫn phân cấp chất lượng nước cho tái sử dụng nước
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12402-2:2021 (ISO 7027-2:2019) về Chất lượng nước - Xác định độ đục - Phần 2: Phương pháp bán định lượng để đánh giá độ trong của nước
- Số hiệu: TCVN12402-2:2021
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2021
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra