Hệ thống pháp luật

TCVN 6408:1998

ISO 2023:1994

GIẦY, ỦNG CAO SU - ỦNG CÔNG NGHIỆP BẰNG CAO SU LƯU HÓA CÓ LÓT - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Rubber footwear - Lined industrial vulcanized-rubber boots - Specification

 

Lời nói đầu

TCVN 6408:1998 tương đương với ISO 2023:1994 với các thay đổi biên tập cho phép;

TCVN 6408:1998 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/94 Phương tiện bảo vệ cá nhân biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

GIẦY, ỦNG CAO SU - ỦNG CÔNG NGHIỆP BẰNG CAO SU LƯU HÓA CÓ LÓT – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Rubber footwear - Lined industrial vulcanized-rubber boots - Specification

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cho ủng công nghiệp bằng cao su lưu hóa có lót, cỡ đến mắt cá chân, nửa ống chân, dưới đầu gối và đến đầu gối dùng cho nam và nữ và ủng cao su có lót cao ba phần tư và cao đến hết đùi dùng cho nam.

Tiêu chuẩn này không quy định kiểu dáng của ủng.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 37:1994 Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định các tính chất biến dạng ứng suất kéo.

ISO 132:1983 Cao su lưu hóa - Xác định sự gãy uốn.

ISO 188:1982 Cao su lưu hóa - Thử lão hóa hoặc độ bền nhiệt.

ISO 815:1991 Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định khả năng chịu nén trong môi trường có nhiệt độ cao hoặc thấp.

ISO 10335:1990 Giầy, ủng cao su và chất dẻo - Thuật ngữ.

3. Định nghĩa

Các thuật ngữ về giầy, ủng theo quy định của ISO 10335:1990.

4. Yêu cầu về thiết kế

4.1. Mũ ủng

Mũ ủng phải gồm một hoặc nhiều lớp cao su và vải.

4.2. Độ dầy tối thiểu

Độ dầy của ủng ở tất cả các chi tiết không được nhỏ hơn giá trị tương ứng ghi ở Bảng 1 khi đo theo phương pháp mô tả ở Phụ lục A.

Trường hợp ở gót có các lỗ hổng bên trong, độ dầy tính từ mặt ngoài của đế (bao gồm cả các vân đế) đến nơi bắt đầu có lỗ hổng không được nhỏ hơn 9,0 mm.

4.3. Vật liệu và các chi tiết

4.3.1. Yêu cầu bắt buộc

4.3.1.1. Giây

Khi thử theo phương pháp mô tả ở Phụ lục B, giây phải có độ bền mài mòn trung bình không nhỏ hơn 11 000 chu kỳ.

Khi thử theo phương pháp mô tả ở Phụ lục C, giây phải có lực kéo đứt trung bình không nhỏ hơn 500 N.

Bảng 1 - Độ dầy, chiều cao tối thiểu

Kích thước tính bằng milimét

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6408:1998 (ISO 2023:1994) về Giầy, ủng cao su - Ủng công nghiệp bằng cao su lưu hoá có lót - Yêu cầu Kỹ thuật

  • Số hiệu: TCVN6408:1998
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1998
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản