Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6238-2:2017

ISO 8124-2:2014

AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM - PHẦN 2: TÍNH CHÁY

Safety of toys - Part 2: Flammability

Lời nói đầu

TCVN 6238-2:2017 thay thế cho TCVN 6238-2:2008

TCVN 6238-2:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 8124-2:2014.

TCVN 6238-2:2017 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 181 An toàn đồ chơi trẻ em biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 6238, An toàn đồ chơi trẻ em, gồm các phần sau:

- TCVN 6238-1:2017 (ISO 8124-1:2014), Phần 1: Các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý.

- TCVN 6238-2:2017 (ISO 8124-2:2014), Phần 2: Tính cháy.

- TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010), Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại.

- TCVN 6238-4A:2017 (ISO 8124-4:2014), Phần 4A: Đu, cầu trượt và các đồ chơi vận động tương tự sử dụng tại gia đình.

- TCVN 6238-4:1997 (EN 71-4:1990), Phần 4: Bộ đồ chơi thực nghiệm về hóa học và các hoạt động liên quan.

- TCVN 6238-5A:2017 (ISO 8124-5:2015), Phần 5A: Xác định tổng hàm lượng một số nguyên tố trong đồ chơi.

- TCVN 6238-5:1997 (EN 71-5:1993), Phần 5: Bộ đồ chơi hóa học ngoài bộ đồ chơi thực nghiệm.

- TCVN 6238-6:2015 (ISO 8124-6:2014), Phần 6: Một số este phtalat trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em.

- TCVN 6238-7:2017 (ISO 8124-7:2015), Phần 7: Yêu cầu và phương pháp thử cho sơn dùng bằng tay.

- TCVN 6238-8:2015 (ISO/TR 8124-8:2014), Phần 8: Hướng dẫn xác định tuổi sử dụng.

- TCVN 6238-9:2010 (EN 71-9:2005), Phần 9: Hợp chất hóa học hữu cơ - Yêu cầu chung.

- TCVN 6238-10:2010 (EN 71-10:2005), Phần 10: Hợp chất hóa học hữu cơ - Chuẩn bị và chiết mẫu;

- TCVN 6238-11:2010 (EN 71-11:2005), Phần 11: Hợp chất hóa học hữu cơ - Phương pháp phân tích.

 

AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM - PHẦN 2: TÍNH CHÁY

Safety of toys - Part 2: Flammability

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các loại vật liệu dễ cháy bị cấm sử dụng trong tất cả các đồ chơi, và các yêu cầu liên quan đến tính cháy của một số đồ chơi khi chúng gặp một nguồn cháy nhỏ.

Các phương pháp thử được mô tả trong Điều 5 được dùng để xác định tính cháy của đồ chơi trong các điều kiện thử nhất định. Vì vậy, các kết quả thử thu được không được coi là chỉ dẫn tổng quát về nguy cơ cháy tiềm ẩn của đồ chơi hoặc vật liệu khi chúng gặp nguồn cháy khác.

Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu chung liên quan đến tất cả các loại đồ chơi và các yêu cầu riêng cùng phương pháp thử liên quan đến các đồ chơi được cho là có nguy cơ lớn nhất dưới đây:

- đồ chơi dùng để đội lên đầu: râu, ria, tóc giả, v.v...được làm từ tóc, lông hoặc vật liệu tương tự tóc; mặt nạ; mũ trùm đầu, vật đội đầu v.v...; các chi tiết rủ xuống của đồ chơi đội trên đầu nhưng ngoại trừ mũ giấy trang trí thường có trong các hộp bánh kẹo (xem A.4);

- đồ chơi quần áo hóa trang và các đồ chơi để trẻ mặc vào khi chơi (xem A.5);

- đồ chơi để trẻ chui vào khi chơi (xem A.6);

- đồ chơi nhồi mềm (xem A.7)

CHÚ THÍCH 1 Các yêu cầu bổ sung đối với tính cháy của đồ chơi điện được quy định trong TCVN 11332 (IEC 62115).

CHÚ THÍCH 2 Có rất ít các dữ liệu về các nguy cơ liên quan đến tính cháy của đồ chơi.

CHÚ THÍCH 3 Xem A.2.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần t

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-2:2017 (ISO 8124-2:2014) về An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 2: Tính cháy

  • Số hiệu: TCVN6238-2:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản