Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6313 : 2008

ISO/IEC GUIDE 50 : 2002

CÁC KHÍA CẠNH AN TOÀN - HƯỚNG DẪN VỀ AN TOÀN CHO TRẺ EM

Safety aspects - Guidelines for child safety

1. Phạm vi áp dụng

Hướng dẫn này cung cấp nội dung đề cập đến nguồn tiềm ẩn của các nguy cơ về thể chất của trẻ em không theo dự định trước từ các sản phẩm, quá trình hay dịch vụ mà trẻ sử dụng hay có thể tiếp xúc ngay cả khi chúng không có mục đích để dàng riêng cho trẻ em. Nội dung này nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro gây thương tích cho trẻ.

Hướng dẫn này trước hết đề cập đến những vấn đề có liên quan trong quá trình chuẩn bị và soát xét tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nó cũng có các thông tin quan trọng có thể sẽ rất hữu ích cho các nhà thiết kế, kiến trúc sư, nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, những người cung cấp thông tin và nhà hoạch định chính sách.

Đối với trẻ em có nhu cầu đặc biệt thì có thể cần đến các yêu cầu bổ sung. Hướng dẫn này không đề cập đến toàn bộ các yêu cầu bổ sung. Hướng dẫn ISO/IEC Guide 71 đề cập đến các nhu cầu của người tàn tật.

Một sản phẩm có thể bao gồm hàng hóa, các cấu trúc, tòa nhà, việc lắp đặt hay sự kết hợp của chúng.

Trong hướng dẫn này không có các hướng dẫn riêng về việc ngăn ngừa hay giảm các tổn hại về tâm lý hay đạo đức hay các tổn thương do cố tình.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 6844 : 2001 (ISO/IEC Guide 51 : 1999), Hướng dẫn việc đề cập khía cạnh an toàn trong tiêu chuẩn.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong hướng dẫn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1

Rủi ro (risk)

Sự kết hợp của khả năng xảy ra tổn hại và mức độ nghiêm trọng của tổn hại đó.

[TCVN 6844 : 2001 (ISO/IEC Guide 51 : 1999), định nghĩa 3.2].

3.2

Tổn hại (harm)

Tổn thương cơ thể hoặc thiệt hại đến sức khỏe của con người hoặc thiệt hại về tài sản hay môi trường.

[TCVN 6844 : 2001 (ISO/IEC Guide 51 : 1999), định nghĩa 3.3].

CHÚ THÍCH Trong hướng dẫn này từ "tổn thương" bao gồm cả thiệt hại đến sức khỏe.

3.3

Nguy cơ (hazard)

Nguồn gây tổn hại tiềm ẩn.

[TCVN 6844 : 2001 (ISO/IEC Guide 51 : 1999), định nghĩa 3.5].

3.4

Trẻ em (child)

Người từ khi sinh ra đến 14 tuổi.

4 Tiếp cận tổng quan về an toàn cho trẻ em

4.1 Qui định chung

Các khái niệm an toàn để phân biệt giữa an toàn của trẻ em và an toàn nói chung được giải thích trong điều này. Các khái niệm này là phần bổ sung cho nội dung của TCVN 6844 (ISO/IEC Guide 51).

4.2 Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro là một bước quan trọng trong bất kỳ biện pháp ngăn ngừa tổn thương nào. Cách tiếp cận tổng quan được nêu ra trong TCVN 6844 : 2001 (ISO/IEC Guide 51). Các câu hỏi chính được đặt ra trong một quá trình đánh giá rủi ro như sau.

a) Cái gì có thể xảy ra ?

b) Khả năng xuất hiện của nó như thế nào ?

c) Mức độ nghiêm trọng của tổn thương mà nó gây ra như thế nào?

Khi đề cập đến an toàn cho trẻ em, câu trả lời cho các câu hỏi này phải cân nhắc đến các yếu tố đặc biệt có liên quan đến trẻ em sau đây:

a) khả năng trẻ có thể bị tổn thương;

b)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6313:2008 (ISO/IEC GUIDE 50 : 2002) về các khía cạnh an toàn - hướng dẫn về an toàn cho trẻ em

  • Số hiệu: TCVN6313:2008
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2008
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản