AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM – PHẦN 3 : GIỚI HẠN MỨC THÔI NHIỄM CỦA MỘT SỐ NGUYÊN TỐ ĐỘC HẠI
Safety of toys – Part 3 : Migration of certain elements.
Lời nói đầu
TCVN 6238-3:2011 thay thế cho TCVN 6238-3:2008.
TCVN 6238-3:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 8124-3:2010.
TCVN 6238-3:2011 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 181 An toàn đồ chơi trẻ em biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 6238, An toàn đồ chơi trẻ em, gồm các phần sau:
- TCVN 6238-1:2011 (ISO 8124-1:2009) Phần 1: Các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý;
- TCVN 6238-2:2011 (ISO 8124-2:2007) Phần 2: Yêu cầu chống cháy;
- TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010) Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại;
- TCVN 6238-4A:2011 (ISO 8124-4:2010) Phần 4A: Đu, cầu trượt và các đồ chơi vận động tương tự sử dụng tại gia đình;
- TCVN 6238-4:1997 (EN 71-4:1990) Phần 4: Bộ đồ chơi thực nghiệm về hóa học và các hoạt động liên quan;
- TCVN 6238-5:1997 (EN 71-5:1993) Phần 5: Bộ đồ chơi hóa học ngoài bộ đồ chơi thực nghiệm;
- TCVN 6238-9:2010 (EN 71-9:2005) Phần 9: Hợp chất hóa học hữu cơ – Yêu cầu chung;
- TCVN 6238-10:2010 (EN 71-10:2005) Phần 10: Hợp chất hóa học hữu cơ – Chuẩn bị và chiết mẫu;
- TCVN 6238-11:2010 (EN 71-11:2005) Phần 11: Hợp chất hóa học hữu cơ – Phương pháp phân tích.
Lời giới thiệu
Các yêu cầu của tiêu chuẩn này dựa trên các chiết xuất có thể hòa tan có độc tính đáng kể của một số nguyên tố, các chiết xuất này sinh ra do sử dụng đồ chơi và chúng không được vượt quá các giá trị sau cho mỗi ngày:
- 0,2 µg đối với antimon;
- 0,1 µg đối với asen;
- 25,0 µg đối với bari;
- 0,6 µg đối với cadimi;
- 0,3 µg đối với crom;
- 0,7 µg đối với chì;
- 0,5 µg đối với thủy ngân;
- 5,0 µg đối với selen.
Để diễn giải các giá trị này thì cần phải nhận biết được giới hạn trên của lượng vật liệu đồ chơi bị nuốt vào. Các dữ liệu sẵn có để xác định giới hạn này rất hạn chế. Một giả thuyết được đưa ra là tổng lượng các vật liệu đồ chơi khác nhau nuốt vào trung bình hàng ngày được chấp nhận là 8mg/ngày, tuy nhiên một vài trường hợp cụ thể các giá trị này có thể cao hơn.
Kết hợp giữa lượng vật liệu nuốt vào hàng ngày này với các giá trị mức chiết xuất có thể hòa tan có độc tính đáng kể liệt kê ở trên, tại Bảng 1 người ta đã đưa ra các giới hạn đối với các nguyên tố độc hại tính bằng microgam trên gam vật liệu đồ chơi (miligam trên kilogam). Các giá trị này đã được điều chỉnh để giảm thiểu việc phơi nhiễm của trẻ đối với các nguyên tố độc hại có trong đồ chơi và để đảm bảo khả năng có thể phân tích được, trong đó có xét đến các mức giới hạn có thể đạt được trong các điều kiện sản xuất hiện nay (xem Phụ lục C).
AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM – PHẦN 3 : GIỚI HẠN MỨC THÔI NHIỄM CỦA MỘT SỐ NGUYÊN TỐ ĐỘC HẠI
Safety of toys – Part 3 : Migration of certain elements
1.1. Tiêu chuẩn này quy định mức chấp nhận được tối đa, phương pháp lấy mẫu và chiết trước khi phân tích mức thôi nhiễm của các nguyên tố antimon, asen, bari, cadimi, crom, chì, thủy ngân và selen từ các vật liệu làm đồ chơi và từ các bộ phận của đồ chơi.
1.2. Các mức chấp nhận được tối đa của sự thôi nhiễm các nguyên tố nêu tại 1.1 được quy định đối với các vật liệu đồ chơi sau đây:
- Các lớp phủ sơn, véc
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010) về An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại
- Số hiệu: TCVN6238-3:2011
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2011
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực