Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6126:2015

ISO 3657:2013

DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT - XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ XÀ PHÒNG HÓA

Animal and vegetable fats and oils - Determination of saponification value

Lời nói đầu

TCVN 6126:2015 thay thế TCVN 6126:2007;

TCVN 6126:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 3657:2013;

TCVN 6126:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Dầu m động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT - XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ XÀ PHÒNG HÓA

Animal and vegetable fats and oils - Determination of saponification value

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định trị số xà phòng hóa của dầu mỡ động vật và thực vật. Trị số xà phòng hóa là số đo của axit tự do và axit đã este hóa có trong chất béo và hỗn hợp axit béo.

Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho chất béo động thực vật dạng thô và tinh luyện.

Nếu trong sản phẩm có chứa axit vô cơ thì kết quả của phương pháp này sẽ không chính xác, trừ khi các axit vô cơ này đã được tách riêng.

Trị số xà phòng hóa có thể cũng tính được từ dữ liệu axit béo thu được bằng phương pháp phân tích sắc ký khí lỏng nêu trong Phụ lục B. Đối với phép tính này, cần đảm bảo rằng mẫu không có chứa nhiều tạp chất hoặc bị phân hủy do nhiệt.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6128 (ISO 661), Dầu mỡ động vật và thực vật - Chuẩn bị mẫu thử.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1  Trị số xà phòng hóa (saponification value)

số miligam kali hydroxit cần để xà phòng hóa 1 g sản phẩm được thử nghiệm.

CHÚ THÍCH 1: Trị số xà phòng hóa là đại lượng không thử nguyên. Trị số này thường được viết tắt là SV

4  Nguyên tắc

Mẫu thử được xà phòng hóa bằng cách đun sôi trong hệ thống hồi lưu có lượng dư dung dịch kali hydroxit trong etanol, sau đó chuẩn độ lượng kali hydroxit dư bằng dung dịch axit clohydric chuẩn.

5  Thuốc thử

Chỉ sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích và nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.

5.1  Etanol, phần thể tích φ = 95 %.

5.2  Kali hydroxit, dung dịch c(KOH) = 0,5 mol/l trong etanol.

Dung dịch này không màu hoặc màu vàng nhạt. Dung dịch ổn định không màu có thể được chuẩn bị theo các cách sau đây:

a) Cho hồi lưu 1 lít etanol (5.1) với 8 g kali hydroxit và 5 g nhôm hạt trong 1 h, sau đó chưng cất ngay. Hòa tan một lượng kali hydroxit yêu cầu (khoảng 35 g) trong dịch cất. Để yên trong vài ngày, sau đó gạn chất lỏng trong phía trên lớp kali cacbonat đã kết tủa vào chai thủy tinh màu nâu có tay cầm.

b) Thêm 4 g nhôm tert- butylat vào 1 lít etanol và để yên hỗn hợp trong vài ngày. Gạn chất lỏng phía trên và hòa tan bằng một lượng kali hydroxit cần thiết. Để yên một vài ngày, sau đó gạn chất lỏng trong phía trên lớp kali cacbonat đã kết tủa vào chai thủy tinh màu nâu, có tay cầm.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6126:2015 (ISO 3657:2013) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chỉ số xà phòng hóa

  • Số hiệu: TCVN6126:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/09/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản