Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
SẢN PHẨM DẦU MỎ - TÍNH TOÁN CHỈ SỐ ĐỘ NHỚT TỪ ĐỘ NHỚT ĐỘNG HỌC TẠI 40 °C VÀ 100 °C
Standard practice for calculating viscosity index from kinematic viscosity at 40 °C and 100 °C
Lời nói đầu
TCVN 6019:2010 thay thế cho TCVN 6019:1995.
TCVN 6019:2010 chấp nhận hoàn toàn tương đương với ASTM D 2270-04 Standard practice for calculating viscosity index from kinematic viscosity at 40 °C and 100°C với sự cho phép của ASTM quốc tế, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA. Tiêu chuẩn ASTM D 2270-04 thuộc bản quyền của ASTM quốc tế.
TCVN 6019:2010 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC28/SC2 Nhiên liệu lỏng - Phương pháp thử biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
SẢN PHẨM DẦU MỎ - TÍNH TOÁN CHỈ SỐ ĐỘ NHỚT TỪ ĐỘ NHỚT ĐỘNG HỌC TẠI 40 °C VÀ 100 °C
Standard practice for calculating viscosity index from kinematic viscosity at 40 °C and 100 °C
1.1. Tiêu chuẩn này quy định các quy trình để tính toán chỉ số độ nhớt của các sản phẩm dầu mỏ, như dầu bôi trơn và các vật liệu liên quan từ độ nhớt động học của chúng tại 40 °C và 100 °C.
CHÚ THÍCH 1: Các kết quả thu được bằng cách tính chỉ số độ nhớt từ các độ nhớt động học đo được ở 40 °C và 100 °C thực tế tương tự như các kết quả tính theo cách tính cũ, trong đó sử dụng các độ nhớt động học đo ở 37,78 °C và 98,89 °C.
1.1.1. Quy trình A áp dụng cho các sản phẩm dầu mỏ có chỉ số độ nhớt nhỏ hơn và bằng 100.
1.1.2. Quy trình B áp dụng cho các sản phẩm dầu mỏ có chỉ số độ nhớt bằng 100 hoặc lớn hơn.
1.2. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các sản phẩm dầu mỏ có độ nhớt động học nhỏ hơn 2,0 mm2/s (cSt) tại 100 °C. Bảng 1 trong tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm dầu mỏ có độ nhớt động học trong khoảng từ 2 mm2/s (cSt) đến 70 mm2/s (cSt) tại 100 °C. Đối với các độ nhớt động học lớn hơn 70 mm2/s (cSt) tại 100 °C thì sử dụng các công thức để tính toán chỉ số độ nhớt.
CHÚ THÍCH 2: 1 cSt = 1 mm2/s = 10-6m2/s.
Trong trường hợp không có số liệu về độ nhớt động học tại các nhiệt độ 40 °C và 100 °C thì có thể thực hiện một phép ước lượng chỉ số độ nhớt bằng cách tính độ nhớt động học tại nhiệt độ 40 °C và 100 °C từ các số liệu thu được tại các nhiệt độ khác, số liệu về chỉ số độ nhớt tính theo cách trên có thể được coi là phù hợp cho việc cung cấp thông tin và không dùng cho yêu cầu kỹ thuật. Xem ASTM D 341, Điều A.1 Phụ lục A.
1.3. Các giá trị độ nhớt động học được xác định dựa trên giá trị độ nhớt của nước cất tại 20,00 °C là 1,0034 mm2/s (cSt). Việc xác định độ nhớt động học của một sản phẩm dầu mỏ phải được tiến hành theo TCVN 3171 (ASTM D 445) hoặc IP 71 hoặc ISO 3104 hoặc ISO 2909.
1.4. Các giá trị tính theo hệ SI là giá trị tiêu chuẩn.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 3171 (ASTM D 445), Sản phẩm dầu mỏ lỏng trong suốt và không trong suốt - Phương pháp xác định độ nhớt động học (tính toán độ nhớt động lực) hoặc
ISO 3104, Petroleum products - Transparent and opaque liquids - Determination of kinematic viscosity and calculation of dynamic viscosity (Sản phẩm dầu mỏ - Chất lỏng trong suốt và không trong suốt - Xác định độ nhớt động học và tính toán độ nhớt động
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2695:2008 (ASTM D 974 - 06) về Sản phẩm dầu mỏ - Xác định trị số axit và kiềm - Phương pháp chuẩn độ bằng chỉ thị màu
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3182:2013 (ASTM D 6304-07) về Sản phẩm dầu mỏ, dầu bôi trơn và phụ gia – Xác định nước bằng chuẩn độ điện lượng Karl Fisher
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6018:2011 (ASTM D 524 - 10) về Sản phẩm dầu mỏ - Xác định cặn cacbon – Phương pháp Ramsbottom
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3173:2008 (ASTM D 611 - 07) về Sản phẩm dầu mỏ và dung môi hyđrocacbon. Xác định điểm anilin và điểm anilin hỗn hợp
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3167:2008 (ASTM D 2896 – 07a) về Sản phẩm dầu mỏ - Trị số kiềm - Phương pháp chuẩn độ điện thế bằng axit pecloric
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3175:1979 về Sản phẩm dầu sáng - Phương pháp xác định lưu huỳnh nguyên tố
- 1Quyết định 2942/QĐ-BKHCN năm 2010 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3171:2007 (ASTM D 445)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2695:2008 (ASTM D 974 - 06) về Sản phẩm dầu mỏ - Xác định trị số axit và kiềm - Phương pháp chuẩn độ bằng chỉ thị màu
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3182:2013 (ASTM D 6304-07) về Sản phẩm dầu mỏ, dầu bôi trơn và phụ gia – Xác định nước bằng chuẩn độ điện lượng Karl Fisher
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6018:2011 (ASTM D 524 - 10) về Sản phẩm dầu mỏ - Xác định cặn cacbon – Phương pháp Ramsbottom
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3173:2008 (ASTM D 611 - 07) về Sản phẩm dầu mỏ và dung môi hyđrocacbon. Xác định điểm anilin và điểm anilin hỗn hợp
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3167:2008 (ASTM D 2896 – 07a) về Sản phẩm dầu mỏ - Trị số kiềm - Phương pháp chuẩn độ điện thế bằng axit pecloric
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3175:1979 về Sản phẩm dầu sáng - Phương pháp xác định lưu huỳnh nguyên tố
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6019:2010 (ASTM D 2270-04) về Sản phẩm dầu mỏ - Tính toán chỉ số độ nhớt từ độ nhớt động học tại 40 độ C và 100 độ C
- Số hiệu: TCVN6019:2010
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2010
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra