SẢN PHẨM DẦU SÁNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LƯU HUỲNH NGUYÊN TỐ
Light petroleum products - Method for the determination of elemental sulphur content
Lời nói đầu
TCVN 3175 : 1979 do Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội biên soạn, Cục Tiêu chuẩn trình duyệt, Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
SẢN PHẨM DẦU SÁNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LƯU HUỲNH NGUYÊN TỐ
Light petroleum products - Method for the determination of elemental sulphur content
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác hàm lượng lưu huỳnh nguyên tố trong nhiên liệu động cơ phản lực, ligroin và các sản phẩm dầu nhẹ khác.
Phương pháp xác định hàm lượng lưu huỳnh nguyên tố tiến hành dựa trên nguyên tắc: hòa tan sản phẩm dầu mỏ cần thử trong dung dịch nước - axeton và chuẩn độ hỗn hợp thu được bằng natri hydroxit.
1.1. Dụng cụ
Bình nón nhám, cổ rộng, dung tích 250 ml;
Sinh hàn cổ nhám, dài 300 mm;
Cốc cao;
Cốc cân;
Bình định mức nhám, đáy phẳng, dung tích 500 ml và 1000 ml;
Ống đong có vòi, dung tích 100 ml;
Buret, dung tích 25 ml; Microburet 2 ml đến 5 ml;
Phễu đậy nút thủy tinh nhám hay nút dút;
Pipet 10 ml;
Lọ nhỏ giọt 30 ml đến 40 ml với 2 giọt chỉ thị chảy ra nặng 0,045 g đến 0,050 g;
Phễu thủy tinh dung tích 250 ml;
Bình hút ẩm;
Bếp điện;
Tủ sấy;
Nước cất theo TCVN 2117 :1977
Giấy lọc.
1.2. Hóa chất
Lưu huỳnh nguyên tố hình vẩy;
Izooctan tinh khiết;
Natri hydroxit “TK.HH” hay “TK.PT”;
Rượu izopropylic sạch (để làm sạch: xử lý rượu với một lượng nhỏ NaOH, để yên 30 phút đến 60 phút rồi tách rượu bằng cách gạn và cất phân đoạn); Axeton (tinh chế bằng cách phân đoạn);
Dung dịch nước - axeton (chuẩn bị bằng cách: lấy 80 ml đến 85 ml nước cất và 1 l axeton tinh khiết trộn kỹ, lắc đều);
Chỉ thị bromcrezol dung dịch 0,5 % trong rượu 0,5 % (hòa tan 0,5 % chỉ thị trong 100 ml rượu etylic 20 % trong nước, lọc sạch và bảo quản trong chai màu tối);
Rượu etylic;
Đồng clorua “TK.PT” dung dịch 20 %;
Axit clohydric “TK.HH” hay “TK.PT” nồng độ 0,1 N.
2.1. Chuẩn bị lưu huỳnh tinh khiết
Cho 1,0 g đến 1,2 g lưu huỳnh nguyên tố hình vảy đã nghiền nhỏ vào bình nón, thêm vào 12 ml đến 15 ml izooctan tinh khiết, lắp sinh hàn hồi lưu vào bình và đun trên bếp điện đến sôi. Sau đó, đun tiếp tục 15 phút đến 20 phút để lưu huỳnh tan hết. Để nguội dung dịch đến 75 oC đến 80 oC và lọc nhanh qua giấy lọc vào cốc. Làm nguội cốc chứa nước lọc đến nhiệt độ phòng, để lắng rồi rót bỏ dung môi cho hết, còn các tinh thể lưu huỳnh được lấy ra, cho vào cốc cân. Đem bỏ vào tủ sấy, giữ cốc cân chứa tinh thể lưu huỳnh ở nhiệt độ 30 oC đến 40 oC khoảng 1,5 giờ đến 2 giờ và để cốc cân vào bình hút ẩm.
2.2. Chuẩn bị dung dịch natri hydroxit (NaOH)
Hoà tan 0,15 g ± 0,01 g natri hydroxit
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3754:1983 về Sản phẩm dầu sáng - Phương pháp xác định chiều cao ngọn lửa không khói do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3176:1979 về Sản phẩm dầu thẫm - Phương pháp xác định hàm lượng kiềm và axit tan trong nước
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6019:2010 (ASTM D 2270-04) về Sản phẩm dầu mỏ - Tính toán chỉ số độ nhớt từ độ nhớt động học tại 40 độ C và 100 độ C
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6021:2008 về Sản phẩm dầu mỏ và hiđrocacbon - Xác định hàm lượng lưu huỳnh - Phương pháp đốt Wickbold
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10423:2014 (ISO 3705:1976) về Lưu huỳnh sử dụng trong công nghiệp - Xác định hàm lượng asen - Phương pháp đo quang bạc dietyldithiocacbamat
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3173:2008 (ASTM D 611 - 07) về Sản phẩm dầu mỏ và dung môi hyđrocacbon. Xác định điểm anilin và điểm anilin hỗn hợp
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3167:2008 (ASTM D 2896 – 07a) về Sản phẩm dầu mỏ - Trị số kiềm - Phương pháp chuẩn độ điện thế bằng axit pecloric
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3174:1979 về Sản phẩm dầu sáng. Phương pháp xác định hàm lượng kiềm và axit tan trong nước
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Quyết định 2919/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3754:1983 về Sản phẩm dầu sáng - Phương pháp xác định chiều cao ngọn lửa không khói do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3176:1979 về Sản phẩm dầu thẫm - Phương pháp xác định hàm lượng kiềm và axit tan trong nước
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6019:2010 (ASTM D 2270-04) về Sản phẩm dầu mỏ - Tính toán chỉ số độ nhớt từ độ nhớt động học tại 40 độ C và 100 độ C
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6021:2008 về Sản phẩm dầu mỏ và hiđrocacbon - Xác định hàm lượng lưu huỳnh - Phương pháp đốt Wickbold
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10423:2014 (ISO 3705:1976) về Lưu huỳnh sử dụng trong công nghiệp - Xác định hàm lượng asen - Phương pháp đo quang bạc dietyldithiocacbamat
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3173:2008 (ASTM D 611 - 07) về Sản phẩm dầu mỏ và dung môi hyđrocacbon. Xác định điểm anilin và điểm anilin hỗn hợp
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3167:2008 (ASTM D 2896 – 07a) về Sản phẩm dầu mỏ - Trị số kiềm - Phương pháp chuẩn độ điện thế bằng axit pecloric
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3174:1979 về Sản phẩm dầu sáng. Phương pháp xác định hàm lượng kiềm và axit tan trong nước
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3175:1979 về Sản phẩm dầu sáng - Phương pháp xác định lưu huỳnh nguyên tố
- Số hiệu: TCVN3175:1979
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1979
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực