Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 5915 : 1995
ISO 1554 : 1976
HỢP KIM ĐỒNG ĐÚC VÀ GIA CÔNG ÁP LỰC - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐỒNG - PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN PHÂN
Wrought and cast copper alloys – Determination of copper content – Electrolytic method
Lời nói đầu
TCVN 5915 : 1995 hoàn toàn tương đương với ISO 1554 :1976.
TCVN 5915 : 1995 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 26 Đồng và hợp kim đồng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
HỢP KIM ĐỒNG ĐÚC VÀ GIA CÔNG ÁP LỰC - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐỒNG - PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN PHÂN
Wrought and cast copper alloys – Determination of copper content – Electrolytic method
1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp điện phân để xác định hàm lượng đồng của hợp kim đồng đúc và gia công áp lực làm từ hợp kim đồng − kẽm – nhôm và đồng – niken − kẽm.
2. Tiêu chuẩn tham khảo
ISO 1553, Đồng không hợp kim chứa không ít hơn 99,90% đồng – Xác định hàm lượng đồng – Phương pháp điện phân.
ISO/R 1811, Phân tích hóa học đồng và hợp kim đồng − Lấy mẫu đồng tinh luyện.
3. Nguyên lý
Xác định bằng điện phân hàm lượng đồng trong dung dịch axit nitric – floboric chứa phần mẫu thử.
4. Hóa chất
Trong quá trình phân tích, chỉ được sử dụng hóa chất có độ tinh khiết phân tích và nước cất hoặc nước đã khử ion.
4.1. Axit boric (H3BO3), dung dịch 40 g/l.
4.2. Axit flohydric, 38 % đến 40 % (m/m) hoặc 48% (m/m).
4.3. Axit nitric, đã pha loãng 1 + 1 (V + V) (d xấp xỉ 1,2 g/ml).
4.4. Dung dịch amoniac, d xấp xỉ 0,91 g/ml.
5. Thiết bị
Thiết bị, dụng cụ phòng thí nghiệm loại thông thường, và
5.1. Nguồn điện
Nên dùng ắc quy 6 V, nếu dùng bộ chỉnh lưu thì cần có thêm pin bù.
5.2. Thiết bị điện phân, các điện cực phải đáp ứng các yêu cầu sau:
5.2.1. Catốt platin, kiểu Winkler[1]), tốt nhất được chế tạo dạng lưới có khoảng 400 lỗ rây trên 1 cm2 (50 lỗ rây trên một inch chiều dài) đan từ sợi dây có đường kính khoảng 0,20 mm. Catốt được gia cố bằng cách tạo lưới kép khoảng 3 mm trên đỉnh và đáy của ống trụ hoặc gia cố lưới ở đáy và đỉnh bằng một dải hoặc một vòng platin. đường kính của ống trụ khoảng 30 mm đến 50 mm và chiều cao khoảng 40 mm đến 60 mm. Trục làm bằng dây hợp kim platin, như platin – iridi hoặc platin – roteni. Có đường kính khoảng 1,30 mm, được nắn thẳng và hàn toàn bộ vào tấm lưới. Chiều cao toàn bộ của catốt khoảng 130 mm. Catốt được làm sạch bằng phun cát.
5.2.2. Anốt xoắn được làm bằng dây hợp kim platin có đường kính nhỏ nhất là 1 mm, tạo thành dây xoắn ốc bảy vòng với chiều cao khoảng 50 mm và đường kính 12 mm, chiều cao toàn bộ của anốt khoảng 130 mm. Phần xoắn được làm sạch bằng phun cát.
Trong trường hợp phân tích các hợp kim chứa chì, sẽ phải sử dụng anốt lưới.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5051:2009 (ISO 3326 : 1975) về Hợp kim cứng - Xác định lực kháng từ
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5197:1990 về Hợp kim vàng - Yêu cầu chung đối với phương pháp phân tích
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5062:1990 (ST SEV 5015 : 1985) về Hợp kim cứng cho dụng cụ sắt - Phân loại theo mục đích sử dụng
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5917:1995 (ISO 1812 : 1976) về Hợp kim đồng - Xác định hàm lượng sắt - Phương pháp quang phổ 1,10 - Phenanthroline
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5919:1995 (ISO 3110 : 1975) về Hợp kim đồng - Xác định hàm lượng nhôm là nguyên tố hợp kim - Phương pháp thể tích
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5916:1995 (ISO 1810 : 1976) về Hợp kim đồng - Xác định hàm lượng niken (hàm lượng thấp) - Phương pháp quang phổ Dimethylglyoxime
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Quyết định 2123/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5051:2009 (ISO 3326 : 1975) về Hợp kim cứng - Xác định lực kháng từ
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5197:1990 về Hợp kim vàng - Yêu cầu chung đối với phương pháp phân tích
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5062:1990 (ST SEV 5015 : 1985) về Hợp kim cứng cho dụng cụ sắt - Phân loại theo mục đích sử dụng
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5917:1995 (ISO 1812 : 1976) về Hợp kim đồng - Xác định hàm lượng sắt - Phương pháp quang phổ 1,10 - Phenanthroline
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5919:1995 (ISO 3110 : 1975) về Hợp kim đồng - Xác định hàm lượng nhôm là nguyên tố hợp kim - Phương pháp thể tích
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5916:1995 (ISO 1810 : 1976) về Hợp kim đồng - Xác định hàm lượng niken (hàm lượng thấp) - Phương pháp quang phổ Dimethylglyoxime
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5915:1995 (ISO 1554 : 1976) về Hợp kim đồng đúc và gia công áp lực - Xác định hàm lượng đồng - Phương pháp điện phân
- Số hiệu: TCVN5915:1995
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1995
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra