Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 4738:2019

BẢO QUẢN GỖ - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Wood preservation - Terminology and definition

Lời nói đầu

TCVN 4738:2019 thay thế TCVN 4738:1989.

TCVN 4738:2019 do Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BẢO QUẢN GỖ - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Wood preservation - Terminology and definition

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định thuật ngữ và định nghĩa dùng trong lĩnh vực bảo quản gỗ.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 11346-1:2016, Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ - Gỗ nguyên được xử lý bảo qun - Phần 1: Phân loại độ sâu và lượng thuốc thấm

TCVN 11346-2:2016, Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ - Gỗ nguyên được xử lý bảo quản - Phần 2: Hướng dẫn lấy mẫu đ xác định độ sâu và lượng thuốc thấm

TCVN 11347-1:2016, Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ - Tính năng của thuốc bảo quản gỗ khi xác định bằng phép th sinh học - Phần 1: Chỉ dẫn chi tiết theo môi trường sử dụng

EN 350:2016, Durability of wood and wood-based products - Testing and classification of the durability to biological agents of wood and wood-based materials (EN 350:2016, Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ - Phương pháp thử và phân cấp độ bền theo các tác nhân sinh học)

ENV 807, Wood preservatives - Determination of the effectiveness against soft rotting micro-fungi and other soil inhabiting micro-organisms (ENV 807, Thuốc bảo quản gỗ - Xác định hiệu lực phòng chống vi nấm gây mục mềm và vi sinh vật khác trong đất).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

3.1  Thuật ngữ chung

3.1.1

bảo quản gỗ (wood preservation)

các giải pháp xử lý gỗ chống lại sự gây hại của sinh vật và các yếu tố phi sinh vật, nhằm kéo dài thời gian sử dụng gỗ

3.1.2

bảo quản gỗ bằng hóa chất (chemical wood preservation)

xử lý gỗ bằng các hóa chất để phòng, trừ sự phá hoại của sinh vật hại gỗ

3.1.3

bảo quản tạm thời (temporary preservation)

bảo quản gỗ có hiệu lực trong thời gian có hạn

CHÚ THÍCH: bảo quản ngay sau khi khai thác gỗ, ví dụ như phun, quét thuốc bảo quản lên gỗ tròn sau khai thác.

3.1.4

chất chống ẩm cho gỗ (moisture-resistant substances for wood)

chất hoặc hợp chất hóa học, sinh học dùng để xử lý gỗ, có tác dụng ngăn cản hoặc làm giảm khả năng hút ẩm của gỗ

3.1.5

chất chậm cháy (fire retardant)

chất hoặc hợp chất hóa học, sinh học dùng xử lý gỗ nhằm làm chậm cháy cho gỗ

3.1.6

chế phẩm bảo quản gỗ (wood preservative)

thuốc bảo quản gỗ được tạo ra trong quá trình nghiên cứu hoặc sản xuất dưới dạng hoàn chỉnh nhằm thương mại hóa

3.1.7

chế phẩm bảo quản dạng dầu (oil-borne product)

các loại dầu thu được từ công nghiệp chế biến than đá, dầu

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4738:2019 về Bảo quản gỗ - Thuật ngữ và định nghĩa

  • Số hiệu: TCVN4738:2019
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2019
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản