Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGUYÊN LIỆU DỆT – XƠ BÔNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TẠP CHẤT VÀ KHUYẾT TẬT
Textiles materials – Cotton fibres -Method for determination of impurties and defeets
Lời nói đầu
TCVN 4184 : 1986 do Viện công nghiệp dệt sợi, Liên hiệp các xí nghiệp dệt – Bộ công nghiệp nhẹ biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
NGUYÊN LIỆU DỆT – XƠ BÔNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TẠP CHẤT VÀ KHUYẾT TẬT
Textiles materials – Cotton fibres -Method for determination of impurties and defeets
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định tạp chất và khuyết tật của xơ bông bằng cách nhặt tay.
1.1. Tạp chất và khuyết tật của xơ bông gồm những chùm xơ bết, chùm xơ bết phức hợp, những mảng xơ chưa chín, bông bón, vỏ hạt vỡ mang xơ, hạt vỡ, hạt bông kết, tạp chất vô cơ và hữu cơ.
1.2. Chùm xơ bết là những chùm xơ rối quyện chặt với nhau theo những hình dáng và kích thước khác nhau khó tách ra bằng tay thành những xơ riêng biệt. Những chùm xơ có thể tách ra bằng tay dễ dàng không tính vào dạng khuyết tật này.
Nhận biết chùm xơ bết bằng cách tách một lần theo hai hướng của chùm xơ.
1.3. Chùm xơ bết phức hợp là chùm xơ có từ hai chùm xơ bết trở lên liên kết với nhau.
1.4. Mảng bông chưa chín là những xơ non, xơ chết, kết dính kết với nhau, những xơ này sáng bóng hoặc mờ, màu trắng, vàng tươi hay vàng
1.5. Hạt vỡ mang xơ là những mảnh hạt vỡ có kích thước nhỏ hơn 2 mm2 và còn dính xơ.
1.6. Hạt bông non là những hạt chưa chín, mềm, có kích thước khác nhau mang hoặc không mang những xơ chưa chín.
1.7. Hạt bông và hạt bông vỡ là những hạt và mảnh hạt còn sót lại trong quá trình cán, có kích thước lớn hơn 2 mm2.
1.8. Bông kết là những bông xơ ngắn vón kết lại với nhau có dạng hình cầu hoặc bầu dục
1.9. Các tạp chất vô cơ và hữu cơ là những cành lá, thân, vỏ quả, đất, cát …
Cân kỹ thuật
Cân phân tích có độ chính xác đến 0,1 mg,
Cái gắp xơ
Miếng gỗ dán được đánh bóng có kích thước lớn hơn 50 x 50 cm
Chén nhựa
Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu theo TCVN 3571 : 1981
4.1. Trước khi thử đặt mẫu trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748 : 1986 không ít hơn 24 giờ, cũng trong điều kiện này tiến hành thử.
4.2. Mẫu đã lấy theo điều 3, được rải đều trên miếng gỗ dán, dùng cái gắp xơ để tiến hành tách tạp chất và khuyết tật 3 lần.
4.2.1. Lần tách thứ nhất
Tách khỏi mẫu những chùm bông bết, bông bết phức hợp, mảng xơ chưa chín, hạt bông non, hạt vỡ lớn, tạp chất lớn bỏ vào chén nhựa. Tạp chất và khuyết tật các dạng đem cân trên cân phân tích chính xác đến 1 mg. Bông đã nhặt lần thứ nhất cân với độ chính xác đến 1 mg. Kiểm tra độ chính xác của phép thử theo công thức:
Trong đó:
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3582:1981 về nguyên liệu dệt - Xơ len - Phương pháp xác định độ dài
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3583:1981 về Nguyên liệu dệt - Xơ len - Phương pháp xác định độ nhỏ
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3584:1981 về nguyên liệu dệt - Xơ len - Phương pháp xác định hàm lượng chất béo
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3585:1981 về Nguyên liệu dệt - Xơ len - Phương pháp xác định lượng tạp chất và lượng lông chết trong xơ bằng phương pháp nhặt tay
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4539:1988 về Sợi dệt - Sợi bông đơn mộc chải thường - Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6034:1995 (ISO 3060 : 1974) về Xơ bông - Xác định độ bền đứt tương đối của các chùm xơ phẳng
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3571:1981 về nguyên liệu dệt - Xơ bông, xơ hoá học, xơ len - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3582:1981 về nguyên liệu dệt - Xơ len - Phương pháp xác định độ dài
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3583:1981 về Nguyên liệu dệt - Xơ len - Phương pháp xác định độ nhỏ
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3584:1981 về nguyên liệu dệt - Xơ len - Phương pháp xác định hàm lượng chất béo
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3585:1981 về Nguyên liệu dệt - Xơ len - Phương pháp xác định lượng tạp chất và lượng lông chết trong xơ bằng phương pháp nhặt tay
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4539:1988 về Sợi dệt - Sợi bông đơn mộc chải thường - Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6034:1995 (ISO 3060 : 1974) về Xơ bông - Xác định độ bền đứt tương đối của các chùm xơ phẳng
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1748:1986 về Vật liệu dệt - Điều kiện khí hậu quy định để thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4184:1986 về Nguyên liệu dệt - Xơ bông - Phương pháp xác định tỷ lệ tạp chất và khuyết tật được chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN4184:1986
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1986
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra