PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU
Cơ quan biên soạn:
Viện công nghiệp dệt sợi
Bộ công nghiệp nhẹ
Cơ quan đề nghị ban hành:
Bộ công nghiệp nhẹ
Cơ quan trình duyệt:
Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nhà nước
Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
Cơ quan xét duyệt và ban hành:
Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
Quyết định ban hành số 80/QĐ ngày 2 tháng 5 năm 1981
NGUYÊN LIỆU DỆT
XƠ BÔNG, XƠ HÓA HỌC VÀ XƠ LEN
PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU
Textiles
Cotton, chemical and woollen fibres
Method, of sampling
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu để xác định các chỉ tiêu chất lượng của xơ bông, xơ hóa học, xơ len ở dạng chưa hoặc đã bị nén chặt trong các đơn vị bao gói.
1.1. Lô hàng là những sản phẩm có cùng tên gọi, cùng số hiệu, sản xuất theo cùng một phương pháp và trong thời gian nhất định, đóng trong cùng một loại bao bì, giao nhận cùng một lúc và có cùng một giấy chứng nhận chất lượng.
1.2. Đơn vị bao gói (ĐVBG) là đơn vị của bao bì trong lô hàng.
Ví dụ: Kiện, bao …
1.3. Mẫu ban đầu là phần nhỏ nhất có thể lấy ra từ mỗi ĐVBG, ở đây là mẫu gồm các nắm xơ được lấy ra từ một nơi của ĐVBG cho một mục đích thí nghiệm.
1.4. Mẫu của ĐVBG gồm các mẫu ban đầu lấy ra từ một ĐVBG.
1.5. Mẫu thí nghiệm là tập hợp của các mẫu của ĐVBG được lấy để xác định chất lượng của lô xơ dệt.
1.6. Mẫu tập hợp gồm các mẫu của ĐVBG mà xơ có cùng màu sắc. Trường hợp các mẫu của ĐVBG có màu sắc khác nhau thì thành lập các mẫu tập hợp, và đấy cũng là các mẫu thí nghiệm của một lô xơ.
1.7. Mẫu trung bình là một phần của mẫu thí nghiệm được lấy ra sau khi mẫu thí nghiệm đã trộn đều.
1.8. Mẫu nhỏ được lấy từ mẫu trung bình để chuẩn bị mẫu thử các chỉ tiêu chất lượng của xơ.
1.9. Mẫu thử là mẫu dùng để thử một chỉ tiêu chất lượng nào đó.
1.10. Mẫu thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu chất lượng của xơ gồm có:
- Mẫu nhóm một để xác định các chỉ tiêu cơ lý như: độ nhỏ, độ bền, độ chín, chiều dài, lượng khuyết tật và tạp chất của xơ.
- Mẫu nhóm hai dùng để xác định độ ẩm của xơ.
1.11. Mẫu phụ được lấy từ mẫu trung bình hoặc mẫu nhỏ để xác định lại một chỉ tiêu chất lượng của xơ mà lần xác định đầu tiên chưa đạt độ chính xác quy định.
2.1. Lấy mẫu ở dạng chưa bị nén chặt trong các đơn vị bao gói trong quá trình hình thành lô xơ dệt.
Có thể lấy bằng tay hoặc bằng phương pháp cơ học từ các thùng chứa. Cứ sau khoảng 10 đơn vị bao gói lấy một mẫu ban đầu tương đương mẫu của đơn vị bao gói.
Mẫu của đơn vị bao gói không ít hơn 100 g.
Mẫu thí nghiệm không ít hơn 1 kg.
2.2. Lấy mẫu ở dạng đã bị nén chặt trong các đơn vị bao gói (bao, kiện).
2.2.1. Trước khi lấy mẫu phải loại bỏ các đơn vị bao gói bị hỏng, ướt và không tính vào tổng số đơn vị bao gói trong lô xơ dệt.
2.2.2. Khi xác định các đơn vị bao gói cần thiết để lấy mẫu phải áp dụng phương pháp chọn ngẫu nhiên, nghĩa là chọn các kiện xơ ở các vị trí khác nhau phân đều ở nơi xếp lô xơ dệt.
2.2.3. Mẫu ban đầu từ các đơn vị bao gói được lấy bằng tay.
Tháo từ hai đến ba đai sắt ở giữa kiện xơ, cắt lần vải bọc giữa hai đai sợi, móc bỏ lớp bông ngoài dày 5 cm, sau đó lấy ra từng nắm xơ có độ dày trên 10cm (theo chiều sâu từ ngoài vào trong) rộng và dài khoảng 20 - 20 cm.
2.2.4. Số đơn vị bao gói được chọn ra để lấy mẫu phụ thuộc vào tổng số đơn vị bao gói trong xơ dệt theo quy định bảng 1.
Bảng 1
Số ĐVBG trong lô xơ dệt | Số ĐVBG chọn để lấy mẫu |
Từ 1 - 5 Từ 6 - 50 Trên 50 | Toàn bộ 5 10% số ĐVBG của lô (làm tròn đến số chẵn chục) |
Mẫu ban đầu có khối lượng phụ thuộc vào loại xơ và tổng số đơn vị bao gói
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1748:2007 (ISO 139 : 2005) về vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1749:1986 về vải dệt thoi - Phương pháp lấy mẫu để thử chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2129:2009 về Vật liệu dệt - Vải bông và sản phẩm vải bông - Phương pháp xác định định lượng hóa chất còn lại
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2130:2009 về Vật liệu dệt - Vải bông và sản phẩm vải bông - Phương pháp xác định định tính hóa chất còn lại
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6034:1995 (ISO 3060 : 1974) về Xơ bông - Xác định độ bền đứt tương đối của các chùm xơ phẳng
- 1Quyết định 80-QĐ năm 1981 ban hành một tiêu chuẩn Nhà nước về nguyên liệu dệt do Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1748:2007 (ISO 139 : 2005) về vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1749:1986 về vải dệt thoi - Phương pháp lấy mẫu để thử chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2129:2009 về Vật liệu dệt - Vải bông và sản phẩm vải bông - Phương pháp xác định định lượng hóa chất còn lại
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2130:2009 về Vật liệu dệt - Vải bông và sản phẩm vải bông - Phương pháp xác định định tính hóa chất còn lại
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6034:1995 (ISO 3060 : 1974) về Xơ bông - Xác định độ bền đứt tương đối của các chùm xơ phẳng
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3571:1981 về nguyên liệu dệt - Xơ bông, xơ hoá học, xơ len - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN3571:1981
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 02/05/1981
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực