Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 3651 : 2002

GIẤY VÀ CÁCTÔNG − XÁC ĐỊNH CHIỀU DỌC

Paper and board – Determination of machine direction

Lời nói đầu

TCVN 3651 : 2002 thay thế TCVN 3651 : 1981

TCVN 3651 : 2002 được biên soạn trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn TPPI 409 : 1993. TCVN 3651 : 2002 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 6 Giấy và cáctông biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

GIẤY VÀ CÁCTÔNG – XÁC ĐỊNH CHIỀU DỌC

Paper and board – Determination of machine direction

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định một số phương pháp xác định chiều dọc của phần lớn các loại giấy và cáctông. Các phương pháp xác định dựa trên nguyên tắc xơ sợi được sắp xếp theo chiều chạy của máy và cách sắp xếp đó có thể quan sát được.

Áp dụng các phương pháp này cho các loại giấy như giấy có phủ lớp màng mỏng, giấy làm chun, các loại giấy được xử lý để có độ bền kéo theo chiều dọc tương đối thấp và độ giãn dài tương đối cao và giấy được gia cố bằng vật liệu dệt, thường không xác định được kết quả. Độ bền xé và độ bền gấp chỉ sử dụng để xác định chiều dọc của giấy khi biết giấy được sản xuất trên máy xeo tròn. Độ bền xé không sử dụng cho giấy xeo trên máy xeo dài và độ bền gấp chỉ dùng để xác định chiều của giấy khi đáp ứng được quy định trong 7.7.

Xác định chiều dọc của giấy là yếu tố cần thiết để điều chỉnh chiều gấp của tờ giấy trong các quyển sách và đường cắt, đường gấp của dụng cụ gấp, nhãn hiệu và hòm hộp cáctông.

Xác định chiều của giấy là cần thiết vì các tính chất cơ lý như độ bền kéo, độ bền xé và độ bền nén khác nhau giữa hai chiều giấy.

2 Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 1862 : 2000 Giấy và cáctông – Xác định độ bền kéo. TCVN 1866 : 2000 Giấy và cáctông – Xác định độ bền gấp. TCVN 3228 - 1 : 2000 Giấy – Xác định độ chịu bục.

TCVN 3229 : 2000 Giấy – Xác định độ bền xé. Phương pháp Elmendorf.

TCVN 3649: 2000 Giấy và cáctông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình.

3. Ý nghĩa

Có nhiều cách xác định chiều dọc của giấy và cáctông. Một số cách sử dụng các thiết bị dụng cụ tiêu chuẩn; một số khác chỉ cần dùng các dụng cụ rất đơn giản.

4. Định nghĩa

4.1. Chiều dọc: là chiều của giấy hoặc cáctông tương ứng hoặc song song với chiều chuyển động của máy xeo giấy.

4.2. Chiều ngang: là chiều của giấy hoặc cáctông vuông góc với chiều dọc của giấy.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1 Máy đo độ chịu bục : theo TCVN 3228 - 1: 2000

5.2 Máy đo độ bền kéo : theo TCVN 1862 : 2000

5.3 Máy đo độ bền xé : theo TCVN 3229 : 2000

5.4 Máy đo độ bền gấp : theo TCVN 1866 : 2000

5.5 Tủ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3651:2002 về Giấy và cactông. Xác định chiều dọc

  • Số hiệu: TCVN3651:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản