BẢO QUẢN TRE NỨA - PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NẤM GÂY MỤC VÀ BIẾN MÀU CHO TRE, NỨA DÙNG LÀM NGUYÊN LIỆU GIẤY
Bamboo preservation - Preventive method against wood staining and wood destroying fungi for bamboo used as raw material for paper production
Lời nói đầu
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
BẢO QUẢN TRE NỨA - PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NẤM GÂY MỤC VÀ BIẾN MÀU CHO TRE, NỨA DÙNG LÀM NGUYÊN LIỆU GIẤY
Bamboo preservation - Preventive method against wood staining and wood destroying fungi for bamboo used as raw material for paper production
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phòng nấm gây mục và biến màu cho tre nứa dùng làm nguyên liệu giấy.
1.1. Nứa nguyên cây sau khi được chặt hạ chưa bị nấm phá hại phải dùng thuốc bảo quản để phòng nấm gây biến màu và ải mục.
1.2. Các loại thuốc bảo quản được dùng trong tiêu chuẩn này đều tan trong nước thường. Nồng độ dung dịch đều dùng 4 %.
1.3. Tre nứa đã xử lý bảo quản phải đảm bảo có một màng thuốc liên tục.
1.4. Thời hạn sử dụng tre nứa đã xử lý bảo quản
1.4.1. Đối với nứa được bảo quản bằng PCPNa và thuốc LN3 trong mùa mưa không để quá 150 ngày và trong mùa khô không để quá 180 ngày.
1.4.2. Đối với nứa đã bảo quản bằng thuốc LN2 không để quá 105 ngày trong mùa mưa và 135 ngày trong mùa khô.
2.1. Nấm hại tre nứa chủ yếu thuộc các giống Penicillium, Coniosporium, Ophyostoma và Schizophyllum.
2.2. Côn trùng hại tre nứa chủ yếu là loài mọt tre (Dinoderus minutus Fabo).
Nấm gây mục là đối tượng gây tác hại lớn cho tre nứa dùng làm giấy.
3.1. Dụng cụ và thiết bị
3.1.1. Bể tẩm: Bể có chiều dài lớn hơn chiều dài của đoạn nứa từ 40 cm đến 50 cm, sâu 40 cm, rộng từ 40 cm đến 60 cm. Trong sản xuất có thể dùng một trong các loại sau đây:
- Thùng sắt có phủ sơn chống rỉ.
- Thùng gỗ ghép có phủ sơn chống thấm nước.
- Máng đất có lót giấy dầu (3 lớp) hoặc nhựa nilông 2 lớp (Xem hình vẽ).
3.1.2. Bình phun thuốc trừ sâu (loại đeo lưng)
3.1.3. Thùng, xô để gánh hoặc xách nước pha thuốc.
3.1.4. Cân xách tay (loại từ 5 kg đến 10 kg).
3.2. Thuốc bảo quản
- Natri pentaclorphenolat (C6Cl5ONa). Viết tắt là PCPNa.
- LN3.
- LN2.
3.3. Công thức tính lượng thuốc
trong đó:
Lt là lượng thuốc khô (gam hoặc kilogam);
M là lượng dung dịch thuốc cần pha chế;
là nồng độ thuốc (%).
- Công thức tính lượng nước:
Ln = M - Lt
Trong đó M và Lt như công thức trên.
3.4. Khi pha thuốc phải khuấy tan đều rồi mới sử dụng.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8168-2:2010 (ISO/TR 22157-2:2004) về Tre - Xác định các chỉ tiêu cơ lý - Phần 2: Hướng dẫn thực hành phòng thí nghiệm
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8573:2010 (ISO 22156:2004) về Tre – Thiết kế kết cấu
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8168-1:2009 (ISO 22157-1 : 2004) về Tre - Xác định các chỉ tiêu cơ lý - Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3139:1979 về Bảo quản tre nứa. Phương pháp phòng mọt và mốc cho trúc
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3653:1981 về Giấy. Phương pháp xác định mặt phải và mặt trái
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12195-2-13:2020 về Quy trình giám định nấm gây bệnh thực vật - Phần 2-13: Yêu cầu cụ thể đối với nấm Polyscytalum pustulans (M.N Owen & Makef) M.B Ellis
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8927:2023 về Phòng, chống sâu hại cây rừng - Hướng dẫn chung
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Quyết định 2918/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8168-2:2010 (ISO/TR 22157-2:2004) về Tre - Xác định các chỉ tiêu cơ lý - Phần 2: Hướng dẫn thực hành phòng thí nghiệm
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8573:2010 (ISO 22156:2004) về Tre – Thiết kế kết cấu
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8168-1:2009 (ISO 22157-1 : 2004) về Tre - Xác định các chỉ tiêu cơ lý - Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2849:1979 về Máy ép thủy lực rèn tự do - Thông số và kích thước cơ bản
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3139:1979 về Bảo quản tre nứa. Phương pháp phòng mọt và mốc cho trúc
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3653:1981 về Giấy. Phương pháp xác định mặt phải và mặt trái
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12195-2-13:2020 về Quy trình giám định nấm gây bệnh thực vật - Phần 2-13: Yêu cầu cụ thể đối với nấm Polyscytalum pustulans (M.N Owen & Makef) M.B Ellis
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8927:2023 về Phòng, chống sâu hại cây rừng - Hướng dẫn chung
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3138:1979 về Bảo quản tre nứa - Phương pháp phòng nấm gây mục và biến màu cho tre, nứa dùng làm nguyên liệu giấy
- Số hiệu: TCVN3138:1979
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1979
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực