TRE - XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ - PHẦN 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PHÒNG THÍ NGHIỆM
Bamboo - Determination of physical and mechanical properties - Part 2: Laboratory manual
Lời nói đầu
TCVN 8168-2:2010 hoàn toàn tương đương với ISO/TR 22157-2:2004.
TCVN 8168-2:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC165 Gỗ kết cấu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 8168-1 (ISO 22157) Tre - Xác định các chỉ tiêu cơ lý, gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 8168-1:2009 (ISO 22157-1:2004) Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 8168-2:2010 (ISO/TR 22157-2:2004) Phần 2: Hướng dẫn thực hành phòng thí nghiệm.
Lời giới thiệu
Trên thế giới, tại nhiều phòng thí nghiệm ở các quốc gia có trồng tre, các nhân viên phòng thí nghiệm thực hiện các phép thử về các tính chất của tre, dưới những điều kiện không dễ dàng. Có nhiều ví dụ về những phương pháp hoặc dụng cụ rất phù hợp, tuy nhiên, do thiếu sự trao đổi kinh nghiệm nên những kiến thức quý như vậy chưa được nhân rộng ra ngoài phạm vi phòng thí nghiệm đã phát kiến ra chúng. Mục đích đầu tiên của tiêu chuẩn này là công bố các phương pháp ưu việt để mọi nhân viên thí nghiệm trên thế giới đều có thể biết và áp dụng. Mục đích thứ hai là cung cấp hướng dẫn “cách làm” trên thực tế để thực hiện các thí nghiệm theo TCVN 8168- 1 (ISO 22157-1).
TRE - XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ - PHẦN 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PHÒNG THÍ NGHIỆM
Bamboo - Determination of physical and mechanical properties - Part 2: Laboratory manual
Tiêu chuẩn này cung cấp thông tin hướng dẫn cho các nhân viên trong phòng thí nghiệm về cách thực hiện các phép thử theo TCVN 8168-1 (ISO 22157-1).
CHÚ THÍCH: Từ đây trở đi, tiêu chuẩn này chỉ đưa ra các thông tin cho các điều của TCVN 8168-1 (ISO 22157-1) nếu cần thiết; vì vậy việc đánh số điều sẽ không liên tục.
CHÚ THÍCH: Điều này cũng liên quan đến: 5.3 Đốn chặt cây, đánh dấu và cắt khúc.
Các giá trị chiều dài và khối lượng cần được xác định:
- từ thân tre sau khi được chuyển đến phòng thí nghiệm, nghĩa là thân tre đã được đánh dấu sẵn theo 5.3 của TCVN 8168-1 (ISO 22157-1);
- từ những mẫu thử nhỏ hơn ngay sau khi chúng được cắt ra theo kích cỡ trong phòng thí nghiệm. Tốt nhất việc cắt mẫu nên được tiến hành sao cho không bị nhầm lẫn.
Phòng thí nghiệm nên thiết kế các bảng chuẩn để ghi nhận tất cả các dữ liệu là tốt nhất. Hình 1 đưa ra một ví dụ về bảng như vậy; tuy nhiên tùy mỗi phòng thí nghiệm có thể áp dụng hoặc không áp dụng ví dụ này nếu các bảng của họ đã hợp lý hoặc tốt hơn. Để ví dụ cho việc sử dụng bảng ghi chép, trong Hình 2 thể hiện lại bảng này và được điền bằng tay đầy đủ các thông tin.
Tiếp theo, tốt nhất là phác họa từng thân tre có các đốt, vị trí của các đốt và các mẫu thử được cắt ra từ thân tre này cùng các phép thử đã sử dụng các mẫu đó; xem ví dụ trong Hình 3.
Ví dụ này phác họa phần gốc và giữa của một thân tre; từ mỗi phần nếu chiều dài đủ thì sẽ lấy hai đoạn tre mẫu để thử độ bền nén và một đoạn tre mẫu để thử độ bền uốn. Các báo cáo về các phép thử này sẽ có thêm các phác họa về kích thước .v.v... Bất cứ phòng thí nghiệm nào cũng có thể đưa ra các phác họa tương tự, sao cho chúng thể hiện được rõ ràng.
Trong Hình 3, vòng tròn trắng như trong 5.3 được vạch ở độ cao khoảng 0,70 m, trong đó có đoạn ước chừng khoảng 0,30 m đã cắt bỏ lại ở nơi khai thác. Dấu “T" được sơn tại
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8573:2010 (ISO 22156:2004) về Tre – Thiết kế kết cấu
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8043:2009 về Gỗ - Chọn và lấy mẫu cây, mẫu khúc gỗ để xác định các chỉ tiêu cơ lý
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3138:1979 về Bảo quản tre nứa - Phương pháp phòng nấm gây mục và biến màu cho tre, nứa dùng làm nguyên liệu giấy
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3139:1979 về Bảo quản tre nứa. Phương pháp phòng mọt và mốc cho trúc
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8573:2010 (ISO 22156:2004) về Tre – Thiết kế kết cấu
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8043:2009 về Gỗ - Chọn và lấy mẫu cây, mẫu khúc gỗ để xác định các chỉ tiêu cơ lý
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8168-1:2009 (ISO 22157-1 : 2004) về Tre - Xác định các chỉ tiêu cơ lý - Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3138:1979 về Bảo quản tre nứa - Phương pháp phòng nấm gây mục và biến màu cho tre, nứa dùng làm nguyên liệu giấy
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3139:1979 về Bảo quản tre nứa. Phương pháp phòng mọt và mốc cho trúc
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8168-2:2010 (ISO/TR 22157-2:2004) về Tre - Xác định các chỉ tiêu cơ lý - Phần 2: Hướng dẫn thực hành phòng thí nghiệm
- Số hiệu: TCVN8168-2:2010
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2010
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực