Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 3050 : 1993

MŨI KHOAN XOẮN YÊU CẦU KỸ THUẬT

Twist drills - Technical requirements

Lời nói đầu

TCVN 3050 : 1993 được xây dựng trên cơ sở TCVN 2034-80, ST SEV 566-86 và ISO 5419 : 1992. TCVN 3050 : 1993 thay thế cho TVN 3050-79;

TCVN 3050 : 1993 do Viện Máy công cụ và dụng cụ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

MŨI KHOAN XOẮN YÊU CẦU KỸ THUẬT

Twist drills - Technical requirements

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mũi khoan có đường kính từ 0,25 đến 80,0 mm.

1. Yêu cầu kỹ thuật

1.1. Mũi khoan phải được chế tạo theo 3 cấp chính xác, ký hiệu bằng chữ số La Mã có độ chính xác giảm dần từ I đến III.

Mũi khoan có cấp chính xác I dùng để khoan lỗ có cấp chính xác từ 10 - 13, mũi khoan có cấp chính xác II dùng để khoan lỗ có cấp chính xác 14, mũi khoan cấp chính xác III dùng để khoan lỗ có cấp chính xác 15.

CHÚ THÍCH: Cấp chính xác của lỗ theo TCVN 2244 : 1991.

1.2. Mũi khoan phải được chế tạo bằng thép gió

Cho phép chế tạo mũi khoan bằng các loại thép khác có cơ tính tương đương nhưng phải bảo đảm được độ bền của mũi khoan không được thấp hơn độ bền của mũi khoan chế tạo bằng thép gió.

1.3. Mũi khoan bằng thép gió có chuôi côn đường kính từ 6 mm và chuôi trụ đường kính từ 8 mm phải được chế tạo theo phương pháp hàn. Mối hàn không được nứt, cháy, rỗ, chưa ngấu...

Mũi khoan bằng thép cán nóng đã qua mài hoặc bằng thép đánh bóng có đường kính đến 12 mm cho phép chế tạo nguyên.

1.4. Chuôi của mũi khoan hàn được chế tạo bằng thép C45 theo TCVN 1766 : 1975 hoặc bằng thép khác có cơ tính tương đương.

1.5. Độ cứng phần làm việc của mũi khoan.

Đối với thép gió:

Không được thấp hơn 63 HRC và không được lớn hơn 66 HRC.

Đối với các loại thép khác:

Không được thấp hơn 62 HRC và không được lớn hơn 65 HRC.

Đối với mũi khoan nguyên độ cứng phải bảo đảm trên suốt chiều dài rãnh xoắn, cho phép trừ một đoạn có kích thước không lớn hơn 1,5 đường kính mũi khoan.

Đối với mũi khoan hàn độ cứng phải bảo đảm trên suốt chiều dài rãnh cho phép trừ một đoạn có kích thước không lớn hơn 1,5 đường kính mũi khoan tính từ mối hàn nhưng không được nhỏ hơn 2/3 chiều dài rãnh xoắn.

Với mũi khoan có chuôi côn độ cứng của chuôi dẹt không được thấp hơn 32 HRC.

Với mũi khoan đuôi trụ độ cứng của chuôi mũi khoan không thấp hơn 27 HRC.

1.6. Bề mặt mũi khoan không được có các vết nứt và lớp ăn mòn. Bề mặt mài không được có các vết lõm và vết rỗ. Trên tất cả các bề mặt không được có lớp thoát các bon và mầu bị biến đổi nhiệt.

1.7. Các bề mặt không mài sau khi nhiệt luyện phải được gia công cơ khí hoặc làm sạch bằng nhiệt hóa.

Cho phép thấm xianua với các mũi khoan có đường kính không nhỏ hơn 5 mm.

1.8. Thông số nhám bề mặt mũi khoan theo TCVN 2511 : 1985 không được lớn hơn các trị số quy định trong Bảng 1.

Bảng 1

µm

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3050:1993 về Mũi khoan xoắn - Yêu cầu kỹ thuật

  • Số hiệu: TCVN3050:1993
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1993
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản