Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 2106 : 2007

ISO 3758 : 2005

VẬT LIỆU DỆT – KÍ HIỆU TRÊN NHÃN HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Textiles – Care labelling code using symbols

Lời nói đầu

TCVN 2106 : 2007 thay thế TCVN 2106 : 2002

TCVN 2106 : 2007 hoàn toàn tương đương ISO 3758 : 2005.

TCVN 2106 : 2007 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 38 Hàng dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

VẬT LIỆU DỆT – KÍ HIỆU TRÊN NHÃN HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Textiles – Care labelling code using symbols

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này

- thiết lập một hệ thống các kí hiệu bằng hình vẽ để sử dụng trong ghi nhãn cho sản phẩm dệt (xem 4.1) nhằm cung cấp các thông tin để ngăn chặn việc làm hư hỏng sản phẩm trong quá trình bảo quản sản phẩm dệt;

- quy định việc sử dụng các kí hiệu này trên nhãn hướng dẫn sử dụng.

Các xử lý sau đây được đề cập đến: giặt, tẩy trắng, là tay và làm khô sau khi giặt. Các xử lý bảo quản vật liệu dệt có tính chuyên nghiệp trong giặt khô và giặt ướt, nhưng ngoại trừ giặt công nghiệp cũng được đề cập đến. Tuy nhiên, các thông tin được truyền đạt bởi bốn kí hiệu gia dụng cũng trợ giúp được cho các nhà giặt tẩy chuyên nghiệp.

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với tất cả các loại sản phẩm dệt ở dạng được cung cấp tới người tiêu dung.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1.

Sản phẩm dệt (textile articles)

Các loại sợi, sản phẩm đơn chiếc và các loại sản phẩm hoàn thiện được cấu thành từ ít nhất 80 % khối lượng vật liệu dệt.

2.2.

Giặt (washing)

Quá trình được sử dụng để làm sạch sản phẩm dệt trong môi trường nước.

CHÚ THÍCH: Qúa trình giặt có thể kết hợp tất cả hoặc chỉ một số công đoạn thích hợp dưới đây:

- ngâm, giặt sơ bộ và giặt chính – thường được tiến hành đồng thời với gia nhiệt và tác động cơ học, với sự có mặt của các chất tẩy rửa hoặc các sản phẩm khác – và công đoạn giũ;

- loại nước, nghĩa là tác động ép hoặc vắt được tiến hành trong và/hoặc cuối các công đoạn đã nêu trên.

Các công đoạn này có thể được tiến hành bằng máy hoặc bằng tay.

2.3.

Tẩy trắng (bleaching)

Quá trình được thực hiện trong môi trường nước, trong khi giặt hoặc sau khi giặt, yêu cầu có sử dụng tác nhân oxy hóa bao gồm clo hoặc các sản phẩm oxy/ không có clo, nhằm làm sạch các vết bẩn và màu nhơ và/hoặc làm tăng độ trắng.

2.3.1

Chất tẩy trắng clo (chlorine bleach)

Tác nhân giải phóng các ion hypoclorit trong dung dịch, ví dụ natri hypoclorit.

2.3.2

Chất tẩy trắng oxy/không có clo (oxygen/non-chlorine bleach)

Tác nhân giải phóng peoxyt trong dung dịch.

CHÚ THÍCH: Các sản phẩm tẩy trắng oxy bao trùm một khoảng rộng các loại chất tẩy khác nhau được hoạt hóa và không hoạt hóa, có hoạt tính khác nhau.

2.3.3

Chất hoạt hóa tẩy trắng (bleach activator)

Tác nhân cho phép sự tẩy trắng thực hiện ở nhiệt độ giặt thấp hơn.

2.4.

Làm khô (drying)

Quá trình được thực hiện cho sản phẩm dệt sau khi giặt để loại bỏ nước dư (hoặc độ ẩm).

2.4.1

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2106:2007 (ISO 3758 : 2005) về Vật liệu dệt - Ký hiệu trên nhãn hướng dẫn sử dụng

  • Số hiệu: TCVN2106:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản