Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12401:2018

MẬT ONG - PHÂN TÍCH CẢM QUAN

Honey - Sensory analysis

Lời nói đầu

TCVN 12401:2018 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn của Ủy ban Mật ong Quốc tế (IHC), 2004 Sensory analysis of honey;

TCVN 12401:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F18 Đường, mật ong và sản phẩm từ tinh bột biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MẬT ONG - PHÂN TÍCH CẢM QUAN

Honey - Sensory analysis

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phân tích cảm quan đối với mật ong.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5090:2008 (ISO 4121:2003), Phân tích cảm quan - Hướng dẫn sử dụng các thang đo định lượng đặc trưng

TCVN 12387:2018 (ISO 6658:2017), Phân tích cảm quan - Phương pháp luận - Hướng dẫn chung

TCVN 12389:2018 (ISO 8586:2012), Phân tích cảm quan - Hướng dẫn chung đối với việc lựa chọn, huấn luyện và giám sát người thử được chọn và chuyên gia đánh giá

TCVN 12390:2018 (ISO 8589:2007), Phân tích cảm quan - Hướng dẫn chung đối với việc thiết kế phòng thử nghiệm

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1

Độ nhạy (sensitivity)

Khả năng cảm nhận, nhận diện và/hoặc phân biệt, có thể định tính hoặc định lượng, do một hoặc nhiều kích thích, sử dụng các cơ quan cảm thụ

[Nguồn: Điều 2.5 của TCVN 11182:2015 (ISO 5492:2008)]

3.2

Mùi (odour)

Cảm giác được cảm nhận bằng cơ quan khứu giác khi hít một số chất bay hơi nhất định.

[Nguồn: Điều 3.18 của TCVN 11182:2015 (ISO 5492:2008)]

3.3

Mùi lỗi (off-odour)

Mùi không điển hình, thường liên quan đến sự hư hỏng hoặc biến đổi sản phẩm.

[Nguồn: Điều 3.19 của TCVN 11182:2015 (ISO 5492:2008)]

3.4

Mùi hương (aroma)

Thuộc tính cảm quan có thể cảm nhận được khi nếm, thông qua bộ phận khứu giác phía sau mũi.

[Nguồn: Điều 3.25 của TCVN 11182:2015 (ISO 5492:2008)]

3.5

Vị se (atringency)

Cảm giác se/chát (astringent)

Cảm giác phức hợp, kèm theo là sự co hoặc nhăn da hoặc bề mặt niêm mạc trong miệng, sinh ra do các chất như tanin trong quả hồng.

[Nguồn: Điều 3.10 của TCVN 11182:2015 (ISO 5492:2008)]

3.6

Hậu vị (after-taste)

Dư vị (residual taste)

Cảm giác từ khứu giác và/hoặc từ vị giác xuất hiện sau khi nuốt

[Nguồn: Điều 3.65 của TCVN 11182:2015 (ISO 5492:2008), có sửa đổi]

3.7

Vị hăng (piquant)

Cảm giác của dây thần kinh sinh ba cảm thấy khó chịu hoặc kích thích trong miệng hoặc trong cổ họng

CHÚ THÍCH: Cảm nhận này thường nhận được từ mật ong ở dạng lỏng và không phải cảm giác do

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12401:2018 về Mật ong - Phân tích cảm quan

  • Số hiệu: TCVN12401:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản